Công nghệ phun thuốc trên không của DMM.com Nhật Bản

28/04/2017 08:00 GMT+7

Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay là công nghệ tự động hóa sản xuất nông nghiệp tại các nước phát triển.

Trong khi đó tại Việt Nam, vẫn chưa khai thác được hiệu quả công nghệ này vào sản xuất nông nghiệp, mà còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố con người.

Công nghệ cao trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ không chỉ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà còn giảm thiếu tác động tới môi trường, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về da, thần kinh, ngộ độc… do tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu.

Để có được hướng đi đúng trong việc hỗ trợ người nông dân tiếp cận với công nghệ “tự động hóa” sản xuất, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có sự liên kết của mô hình “Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp và nhà nông”. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên, kỹ sư sau khi thực nghiệm phun thuốc trừ sâu bằng máy bay mô hình thì đều bỏ dở giữa chừng vì thiếu đầu tư bài bản cũng như chưa có sự tham vấn kịp thời từ các dự án quốc tế đang áp dụng thành công.

Buổi hội thảo giữa các chuyên gia Nhật Bản, nhà khoa học, cơ quan chức năng và nông dân Việt Nam về cải tiến công nghệ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật
Buổi hội thảo giữa các chuyên gia Nhật Bản, nhà khoa học, cơ quan chức năng và nông dân Việt Nam về cải tiến công nghệ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật
 
Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc cải thiện quy trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, Công ty TNHH DMM.com, một công ty đến từ Nhật Bản vừa tiến hành thực nghiệm và giới thiệu đến nông dân, các nhà khoa học, các cơ quan chức năng phương pháp phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay tại Đồng Tháp.

Từ xịt tay đến phun thuốc trên không

DMM.com đã cho chiếc máy bay nặng 6,9 kg, mang theo 5 kg dung dịch thuốc BVTV tiến hành phun xịt thành công thửa ruộng của một nông dân tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Thiết bị này đã hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản, chỉ trong vòng 10 phút với 2 lần phun trên diện tích 1 ha - tiết kiệm 1/18 thời gian và c 1/30 lượng dung dịch cần dùng.  Tức là so với thông thường, nếu muốn xịt hết 1 ha ruộng lúa, người nông dân phải mất hơn 180 phút (3 giờ) và phải mang vác trên người một khối lượng dung dịch từ 300 - 400 lít.

Giờ đây, trên mọi địa hình, công việc phun xịt thuốc của người nông dân có thể trở nên nhàn hạ nhất với thiết bị này
Giờ đây, trên mọi địa hình, công việc phun xịt thuốc của người nông dân có thể trở nên nhàn hạ nhất với thiết bị này
Trong lúc công nghệ phun xịt tại Việt Nam chưa có chuyển biến mới, thiết bị bay để phun thuốc trừ sâu hứa hẹn trở thành một thiết bị công nghệ cao, hiệu quả đối với người nông dân, góp phần giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian canh tác và tăng năng suất lao động.

Do những qui định về an toàn, trước mắt DMM.com sẽ trực tiếp vận hành và quản lý thiết bị phun thuốc này tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Á được công ty Nhật Bản này chọn thử nghiệm. Đây là thiết bị gọi là “Drone”, rất nhỏ gọn, phù hợp với địa hình ở Việt Nam hoàn toàn phân biệt với máy bay không người lái - vốn có tổng chiều dài 3 m, trọng lượng tới 70 kg, điều khiển phức tạp, không phù hợp dành cho khu đông dân cư có quy mô canh tác nhỏ nhẻ từ 1~2 ha.

Dung tích chứa của máy hiện tại là 5 lít nhưng công ty đang nghiên cứu chế tạo Drone với dung tích lớn hơn là 10 lít.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.