Công nghệ chế biến lạc hậu, giá trị nông sản có ngành hàng thấp hơn thế giới 50%

21/02/2020 10:13 GMT+7

Trình độ công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam nhìn chung ở mức độ trung bình của thế giới, chỉ có một số lĩnh vực công nghệ chế biến đạt mức độ tiên tiến, hiện đại nhưng chưa nhiều.

Sáng nay, 21.2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến: Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ giới hoá nông nghiệp trong bối cảnh cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông lâm sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khoảng 5 - 7%/năm. Theo thống kê trên cả nước, hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm; trên 7.500 doanh nghiệp quy mô chế biến công nghiệp gắn với xuất khẩu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dù một số ngành đã có công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến so với mặt bằng chung của thế giới. Nhưng nhìn chung, nặng lực chế biến một số ngành hàng chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa vụ.
Cũng theo thống kê cụ thể của Bộ NN-PTNT ngành hàng rau quả tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến hiện ở mức thấp, chỉ 5 - 10%. Đối với ngành chè, công suất chế biến chỉ đạt khoảng 600.000 tấn/năm, chiếm 40% tổng nguyên liệu. Trong đó, 40% công nghệ chế biến là chắp vá, lạc hậu. Ngành gỗ và thủy sản có công suất chế biến ở mức cao cũng chỉ đạt từ 65 - 78%. Số cơ sở chế biến nông lâm sản có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình chiếm 95% tổng số cơ sở. Một số cơ sở chế biến tại một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm, thiết bị cũ, công nghiệp lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng ượng, năng suất thấp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu so sánh với thế giới, trình độ chế biến nông sản của Việt Nam hiện chỉ ở mức độ trung bình. Đặc biệt, tỷ lệ nông sản chế biến sâu chỉ đạt khoảng 7 - 8%. Dù có một số lĩnh vực công nghệ chế biến ở mức độ tiên tiến, hiện đại nhưng chưa nhiều, chỉ tập trung vào các cơ sở chế biến quy mô lớn mới được xây dựng.
Cũng theo đánh giá của Bộ NN-PTNT logistics phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản Việt Nam mới phát triển nên còn hạn chế. Chuỗi cung ứng lạnh còn thiếu và yếu chưa đáp ứng các ngành hàng và thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp chưa đầu tư thiết bị thiếu sự đồng bộ, thiếu kho bãi tại vùng sản xuất, cửa khẩu, ùn tắc giao thông gây ra chi phí logistic của Việt Nam còn ở mức cao. Cụ thể, chi phí logistics ở ngành thủy sản chiếm 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả chiếm 29,5% và ngành gạo chiếm đến gần 30%.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, cho rằng công nghệ chế biến nông sản còn lạc hậu khiến giá trị nông sản của nhiều ngành hàng nông sản Việt Nam ở mức thấp, nếu so sánh cùng ngành của các nước khác, thấp nhất là 15% và cao nhất lên tới 50%.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.