Cơm tấm 30 năm ở TP.HCM: Kín bàn vì mai cua chiên độc lạ của 2 mẹ con

12/07/2023 12:06 GMT+7

32 năm qua, quán cơm tấm của mẹ con bà Dung ở Q.5 (TP.HCM) hiếm khi nào vắng khách. Bí quyết nằm trong sự kết hợp với món mai cua chiên độc, lạ.

Vừa mở cửa đã… “thất thủ"

16 giờ, quán cơm tấm của bà Lương Thị Mỹ Dung (55 tuổi) nằm ở mặt tiền đường Trần Bình Trọng (Q.5, TP.HCM) bắt đầu mở cửa. Vừa mới dọn hàng, đều đặn từng lượt khách đã tới hỏi mua. 30 phút sau, đúng giờ tan tầm, đông nghẹt khách vây kín quầy đồ ăn của quán, khách bên trong ngồi kín bàn.

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 1.

Mới mở bán ở số 178 đường Trần Bình Trọng, quán bà Dung đông đúc khách.

CAO AN BIÊN

CLIP: Quán cơm tấm TP.HCM 30 năm với món mai cua chiên độc lạ

Hẳn đó là lý do mà quán cơm này có tới 15 nhân viên làm không kịp nghỉ tay, mỗi người một khâu khác nhau để kịp phục vụ khách sao cho nhanh nhất. Theo đó, quán cơm này được chia làm 3 không gian, bao gồm không gian chế biến nằm tại nhà bà Dung ở hẻm đối diện.

Không gian thứ 2 là nơi trưng bày để khách chọn món và chuẩn bị món trên đường Trần Bình Trọng. Kế bên, là nơi để khách ngồi ăn với gần chục cái bàn được sắp xếp ngay ngắn.

Tôi thích nhất ở đây là sườn, trứng. Sườn được ướp vừa vị, đậm đà, giữ được độ ẩm và thịt tươi ngon chứ không giống đông lạnh. Mai cua cũng độc đáo nha, ăn cùng với cơm thấy lạ lạ nên thỉnh thoảng tôi cũng gọi ăn. Ở đây tới mười mấy món, ngày nào bà chủ cũng đổi món liên tục nên có thể ăn cả tuần không thấy ngán. Có lần nửa tháng liền, ngày nào cũng ghé ăn tối ở đây.

Anh Thanh Thiện, Thực khách

Thời điểm mới mở cửa, bà Dung thì còn ở nhà tiếp tục chuẩn bị những món cuối cùng trong thực đơn có tận 15 món của ngày hôm nay. Còn anh Đình Tuấn (34 tuổi, con trai bà Dung) thì phụ trách điều phối công việc tại quán. Chỉ vào con đường kế bên, anh Tuấn cho biết người đàn ông đang nướng sườn cùng nhân viên là dượng anh, tức chồng sau của mẹ cũng cùng buôn bán với gia đình khi cha anh đã qua đời nhiều năm.

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 3.

Anh Tuấn thì tất bật với công việc ở quán.

CAO AN BIÊN

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 4.

Còn bà Dung thì vẫn ở nhà hoàn thành những phần mai cua chiên.

CAO AN BIÊN

Nhìn tủ cơm được bài trí ngồn ngộn, bắt mắt với đủ thứ món, bụng tôi có phần cồn cào. Anh Tuấn cho biết ở đây nổi bật với món cơm tấm sườn, bì, chả và món cơm tấm mai cua chiên với giá 60.000 đồng.

Thấy vậy, tôi liền gọi một phần cơm tấm sườn, trứng khoái khẩu và một phần mai cua thêm để xem hương vị món ăn ở đây có gì đặc biệt mà khách đông tới vậy. Trong thời gian đó, tôi ghé hỏi thăm một vài vị khách ăn ở quán.

Anh Thanh Thiện (39 tuổi, ngụ Q.10) cho biết mình là khách quen của quán ăn từ hồi gia đình bà chủ còn bán trên đường Nguyễn Trãi (Q.5) cách đây không xa. Trong một lần đi ngang tình cờ ghé ăn thử, anh “phải lòng" với không gian sạch sẽ cùng hương vị món ăn đậm đà.

Món ăn bắt mắt.

CAO AN BIÊN

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 6.

Phần mai cua chiên nổi tiếng tại quán.

CAO AN BIÊN

“Tôi thích nhất ở đây là sườn, trứng. Sườn được ướp vừa vị, đậm đà, giữ được độ ẩm và thịt tươi ngon chứ không giống đông lạnh. Mai cua cũng độc đáo nha, ăn cùng với cơm thấy lạ lạ nên thỉnh thoảng tôi cũng gọi ăn. Ở đây tới mười mấy món, ngày nào bà chủ cũng đổi món liên tục nên có thể ăn cả tuần không thấy ngán. Có lần nửa tháng liền, ngày nào cũng ghé ăn tối ở đây", anh Thiện cười khanh khách, nhận xét.

Đúng như lời thực khách này đánh giá, tôi thích phần sườn ở đây được ướp đậm đà, hợp khẩu vị. Ăn kèm nước chấm và lòng đào trứng phải nói là “số dzách". Riêng phần cua chiên ăn cùng cơm tấm lạ miệng, là một sự kết hợp thú vị.

5 tuổi đã ra quán phụ mẹ, tới giờ

32 năm trước, bà Dung quyết định mở quán ăn này sau thời gian bán đủ thứ món, từ bún bò, bún măng, phở… Tuy nhiên, nhận thấy duyên nợ với món cơm tấm, bà quyết định bán món ăn này lâu dài để có tiền trang trải, nuôi con.

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 7.

Quán có hơn 15 nhân viên.

CAO AN BIÊN

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 8.

Nhiều người gọi kèm phần cơm sườn, bì, chả ăn kèm mai cua chiên cho... đã.

CAO AN BIÊN

Hơn 10 năm đầu, bà chỉ bán chủ yếu vào ban ngày, phục vụ cho học sinh, sinh viên. Về sau, bà quyết định chuyển sang bán khung giờ chiều tối để “chiều” nhiều khách hơn, ngót nghét cũng hơn 2 thập kỷ.

“Trong một lần đi ăn nhà hàng tôi có thử qua món mai của chiên này. Thấy hay hay nên tự mày mò cách nấu rồi phối hợp nó với cơm tấm. Không ngờ khách ăn thích, gọi nhiều hơn nên bán tới giờ cũng 15 năm rồi chứ không ít", bà chủ cho biết.

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 9.

Phần ăn ở đây có giá trung bình 50.000 đồng.

CAO AN BIÊN

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 10.

Sườn được ướp đậm đà.

CAO AN BIÊN

Theo bà, phần mai cua chiên của quán không quá đặc biệt mà chỉ là sự kết hợp giữa thịt cua, thịt heo xay, miến cùng các gia vị tẩm ướp cho vừa ăn. Sau đó hỗn hợp được cho vào mai cua đem hấp sơ rồi mang chiên. "Bí quyết" nằm ở thịt cua tươi ngon cùng các nguyên liệu tẩm ướp đậm đà mà khách khó tìm thấy ở những quán khác.

Nhớ lại, bà cười nói hồi bà mở quán, con trai mới 2 tuổi. Nay con trai của bà cũng đã 34 tuổi. 5 tuổi anh Tuấn đã ra quán phụ mẹ, tới giờ 2 mẹ con cùng bán. Anh cho biết mình hạnh phúc khi được cùng mẹ mỗi ngày mang những phần cơm tâm huyết nhất tới thực khách.

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 11.

Anh Tuấn phụ mẹ từ lúc 5 tuổi, nay đã 34 tuổi.

CAO AN BIÊN

Cơm tấm TP.HCM 30 năm của 2 mẹ con: Kín bàn vì ‘mai cua chiên' độc, lạ - Ảnh 12.

Bà chủ hạnh phúc khi mỗi ngày được nấu ăn cho khách.

CAO AN BIÊN

“Anh có kế thừa quán của mẹ không?”, nghe tôi hỏi, anh cười, nói: “Hiện tôi vui khi phụ mẹ, bán cùng mẹ từ đó cho tới giờ. Vợ tôi cũng bán mà giờ mới sinh con nên chưa ra phụ được. Nếu được thì mình cũng mong được tiếp nối", anh nói thêm.

Với bà Dung, quán ăn là tâm huyết của cả cuộc đời mình, là cần câu nuôi sống cả gia đình bà suốt hơn 3 thập kỷ qua. Niềm vui, niềm hạnh phúc của bà là được nấu ăn, được buôn bán, được thấy thực khách ăn ngon. Bà chủ cho biết không phải ngẫu nhiên mà quán đông khách. Khi người chủ quán đặt hết cái tâm mình vào từng món ăn thì món sẽ tự khắc ngon…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.