Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng…

Phúc Kha
Phúc Kha
27/09/2023 15:52 GMT+7

Có một nơi hàng quán đông đúc, người buôn bán cảm thấy phấn khởi, không lo lắng rơi vào tình trạng ế ẩm, trả mặt bằng.

Nơi đó là làng đại học Thủ Đức. Những hàng quán ở đây đông đúc khách. Theo ghi nhận của người viết, từ 17 giờ, hàng quán ở đây nhộn nhịp, khách đa phần là sinh viên. Hầu như quán nào cũng có bảng giá rõ ràng, sinh viên yên tâm ăn uống, không sợ bị chặt chém. Các món ăn phục vụ sinh viên như: cơm tấm, bún bò, bún riêu, cơm bình dân thường có giá  rất rẻ.

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 3.

Khu ẩm thực gần khu B ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 20 ki ốt kinh doanh đủ món, như: cơm, bánh canh chả cá, bún bò, hủ tiếu, lẩu chay, bún đậu mắm tôm, cá viên chiên…

PHÚC KHA

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 4.

Nơi ăn uống quen thuộc của sinh viên làng đại học

PHÚC KHA

Ông Nguyễn Văn Duy (45 tuổi), chủ một quán cơm ở khu vực này, cho biết buổi trưa và buổi chiều là giờ cao điểm. Quán hoạt động hết công suất để phục vụ khách. Mỗi ngày, ông bán từ 300 - 400 phần cơm, đa số khách là sinh viên.

Ông Duy nói: “Buôn bán ở làng đại học, tôi không cần lo tìm khách hàng, chỉ cần mình bán thức ăn ngon, giá hợp túi tiền thì thu hút  được khách”.

Ông Đỗ Huy Đông, chủ quán lẩu chay Hoằng Đạt, chia sẻ: “Quán của tôi chỉ bán 1 món lẩu nấm nhưng được sinh viên rất yêu thích. Giá bán phù hợp, miễn phí bún, mì gói, rau ăn thêm. Lẩu chay có giá 60.000 đồng/phần 2 người ăn. Mỗi ngày quán đón 500 - 600 khách”.

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 5.

PHÚC KHA

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 6.

PHÚC KHA

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 7.

Hàng quán thu hút lượng lớn sinh viên đến ăn uống

PHÚC KHA

Tất bật làm bánh tráng để kịp đưa cho khách, bà N.T.H.L (48 tuổi), người bán bánh tráng nướng ở làng đại học Thủ Đức, hào hứng nói: “Mỗi ngày, tôi bán khoảng 80 cái bánh tráng nướng. Mình kinh doanh mà, càng đông thì mình càng thích. Nhờ vậy, tôi đủ chi phí trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Sau giờ học tại trường, Nguyễn Hồng Anh, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cùng nhóm bạn đến ăn uống tại khu ẩm thực gần khu B ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Hồng Anh chia sẻ: “Các món ăn ở đây giá cả phải chăng. Ngày nào đi học về, mình cũng ghé khu ẩm thực để ăn uống rồi mới về ký túc xá nghỉ ngơi. Mình thường chọn những quán ăn nào có nhiều sinh viên ăn uống vì những nơi đó bán rẻ nên mới thu hút khách đến vậy”.

Anh L.H.T, chủ quán cà phê ở làng đại học Thủ Đức, cho biết: “Sinh viên đến quán là khoảng 200 lượt khách/ngày. Những ngày cuối tuần hoặc ký túc xá cúp điện, quán đông nghẹt sinh viên, nhiều bạn đến trễ không có ngồi. Quán mở cửa 24/7 để phục vụ sinh viên có nhu cầu học hành hoặc đi làm thêm về trễ không thể vào ký túc xá. Giá nước tại quán dao động từ 25.000 đồng - 45.000 đồng”.

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 8.

PHÚC KHA

Có một nơi buôn bán không sợ vắng khách hàng… - Ảnh 9.

Quán cà phê luôn tấp nập sinh viên đến học bài, làm việc, trò chuyện cùng bạn bè

PHÚC KHA

Chị Hồng Nhung, chủ quán nước ở khu vực này, chia sẻ: “Quán cà phê có máy lạnh, wifi miễn phí, ngồi bao lâu cũng được nên được nhiều sinh viên lựa chọn để học tập. Vào mùa thi, sinh viên thường thâu đêm suốt sáng ở quán cà phê để học bài. Nhiều sinh viên đã trở thành mối ruột của quán. Quán của tôi lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Nhờ đó, việc buôn bán rất thuận lợi”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.