Cơ hội nghề nghiệp trong eSports: Câu chuyện của người láng giềng Malaysia

22/06/2021 17:12 GMT+7

Dưới đây là câu chuyện về hành trình của các game thủ kiếm sống từ eSports tại quốc gia láng giềng Malaysia hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp trong ngành đặc thù này.

eSports mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các game thủ tại Việt Nam, thế nhưng khái niệm eSports chỉ mới tồn tại khoảng một thập kỷ khiến nhiều người bán tín bán nghi. Dưới đây là câu chuyện về hành trình của các game thủ kiếm sống từ eSports tại quốc gia láng giềng Malaysia hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp trong ngành đặc thù này.
Sau một thời gian dài Muhammad Saiful “Inferni” Aujang nhận ra rằng công việc trong ngành eSports có thể là một nghề mang lại nhiều thu nhập hơn là “công việc truyền thống”. Mới tốt nghiệp trung học với chứng chỉ Sijil Pelajaran Malaysia (SPM), công việc duy nhất mà anh có thể tìm thấy vào năm 2013 là công nhân trong một nhà máy đóng gói bánh nướng với giá 4,50 RM (khoảng 25.000 VND) một giờ.
Inferni đã chơi game từ khi còn học trung học và đã được xếp hạng là một trong những game thủ hàng đầu trong giải đấu rank của máy chủ Malaysia, anh đã nghĩ đến việc tham gia vào các giải đấu game MOBA.
Nhớ lại lúc đó anh cho biết: “Khi tôi muốn tham gia vào lĩnh vực eSports, mẹ nói rằng trước tiên tôi cần phải kiếm được một công việc thực sự. Bà ấy không thích con mình chỉ chơi game”, anh ấy nói và giải thích rằng anh ấy đã chuyển sang làm việc bán thời gian để giảm bớt những lo lắng của bà.
Với công việc truyền thống anh ấy chỉ kiếm được khoảng 1.200 RM (khoảng 6 triệu VND) một tháng. Trong khi đó, số tiền thưởng từ các giải đấu eSports của anh ấy lên tới khoảng 2.000 RM (khoảng 11 triệu VND). Mặc dù eSports có thể không cần bằng tuy nhiên sẽ đòi hỏi những tài năng khác. Ban đầu anh ấy chơi Dota 2 và sau đó chuyển sang Mobile Legends: Bang Bang, một game MOBA trên điện thoại di động.
Muhammad Saiful cho biết, thời gian tham gia cùng đội RED eSports trong một giải đấu nghiệp dư, anh ấy có thu nhập là 500 RM (khoảng 2,7 triệu VND) lương cơ bản, ngoài ra còn các tiền thưởng thành tích và quà tặng giá trị khác.
Việc chơi ở giải đấu nghiệp dư ở Mobile Legends: Bang Bang đã khiến anh gặp gỡ với Tuan Azrin Izzuddin Tuan Abu Bakar, người khi đó đang quản lý đội của Terengganu ở Đại hội thể thao Malaysia (Sukma).
Khi Tuan Azrin Izzuddin được doanh nhân Nureddy Nursal có trụ sở tại Johor săn đón để thành lập một đội eSports, anh đã chiêu mộ Muhammad Saiful và hai em trai của mình - Muhammad Aizat “Ijat” Aujang và Muhammad Irfan “Sepat” Aujang. Muhammad Saiful cho biết gia đình anh giờ đây đã cởi mở hơn với eSports và cho phép các anh em của anh tham gia miễn là họ có thể chứng minh rằng họ có dũng khí để trở thành game thủ chuyên nghiệp. Họ cùng với Muhammad Nazhan “Chibii” Mohd Nor (người trước đây đã chơi cho đội của Terengganu) và Muhammad Haniff “Anipp” Abdul Rashid để thành lập đội HomeBois.
HomeBois đã thi đấu với 1.700 đội trong vòng loại trực tuyến Mobile Legends: Bang Bang Professional League (MPL) Season 7, trở thành một trong hai đội hàng đầu. Mặc dù đội đã lọt vào vòng loại trực tiếp, nhưng họ đã bị loại ngay từ vòng đầu tiên.
“Nureddy rất ủng hộ các game thủ và cho họ không gian để thể hiện tài năng mà không bị áp lực. Điều này khiến họ cảm thấy giống như một gia đình hơn là nhân viên, đó là một phần lý do tại sao tôi rất vui khi tiếp tục làm việc với HomeBois mặc dù tôi đã nhận được đề nghị từ những nơi khác”, Tuan Azrin Izzuddin nói. Đặc biệt là công ty quản lý sẽ không ăn chia số tiền thưởng của game thủ, giúp công việc của họ bền vững hơn.
Khi được hỏi về dự định chơi chuyên nghiệp hay không, Muhammad Saiful cho biết anh ấy có kế hoạch làm như vậy vào năm tới khi mà vượt qua vòng loại sẽ giúp anh ấy có một suất đi xa hơn.
Còn Muhammad Saiful, người đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc với vị trí là một lập trình viên toàn thời gian, cho biết anh đang cân nhắc sự nghiệp huấn luyện viên hoặc nhà phân tích eSports sau khi không còn thi đấu nữa. “Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều đối với các tuyển thủ, nghề nghiệp trong eSports giờ đã trở nên phổ biến hơn”, anh nói.
Tuan Azrin Izzuddin chỉ ra rằng có nhiều lựa chọn thay thế để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp như trở thành người tổ chức giải đấu. Anh ấy cho biết eSports hiện mang đến các công việc được trả lương cao hơn ngay cả cho những người bên ngoài Thung lũng Klang, vì có nhiều giải đấu lớn trên khắp đất nước. Những người nổi tiếng cũng gặp may vì họ có thể làm việc từ xa và xây dựng cộng đồng người hâm mộ bất kể họ ở đâu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.