Chuyện làm tiến sĩ ở Việt Nam

27/04/2016 15:40 GMT+7

Dư luận đang xôn xao về ‘lò luyện tiến sĩ’ với kỷ lục một tháng được gần 20 tiến sĩ, tức cứ khoảng 1 ngày 1 tiếng có một tiến sĩ ‘ra lò’. Nó phản ảnh những bất cập về quy trình làm tiến sĩ ở Việt Nam.

Không thể yêu cầu nghiên cứu sinh có hướng nghiên cứu mới, có công bố quôc tế khi thầy hướng dẫn không biết tiếng Anh, không biết công bố quôc tế là gì.
Thực ra, làm tiến sĩ vẫn phải mất từ 3 - 5 năm, gối đầu nhau và đây là nghiên cứu sinh của 44 mã ngành tích luỹ trong nhiều năm với đội ngũ hàng trăm cán bộ nghiên cứu nên chỉ con số luận án ra lò sẽ không thể hiện chính xác năng suất. Việc công luận “ném đá” nhiều đề tài có tên lạ tai cũng không công bằng vì đa phần chúng ta không có chuyên môn sâu để bàn về giá trị của các đề tài ấy. Ví dụ, người trong ngành cả trong và ngoài nước đều đánh giá cao các tên như “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” hay “Mẹ đơn thân ở Việt nam và Hàn Quốc”. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong giáo dục, đào tạo sau đại học ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề.
Là một người được đào tạo SĐH ở Việt Nam nên tôi không có lý do gì để chê bằng trong nước. Bản thân cũng có thời gian quản lý nghiên cứu sinh, . nên tôi hoàn toàn đồng ý với nhiều ý kiến của các bạn đang làm tiến sĩ hay giảng dạy ở nước ngoài là chỉ cần làm tiến sĩ ngang tầm Đông Nam Á thôi cũng phải theo mấy điểm sau:
1/ Phải có thầy hướng dẫn tử tế:
Không thể yêu cầu nghiên cứu sinh có hướng nghiên cứu mới, có công bố quôc tế khi thầy hướng dẫn không biết tiếng Anh, không biết công bố quôc tế là gì.
Không thể yêu cầu nghiên cứu sinh có hướng nghiên cứu mới, có công bố quôc tế khi thầy hướng dẫn không biết tiếng Anh, không biết công bố quôc tế là gì. Rất nhiều bậc mũ cao áo dài ở Việt Nam không phân biệt được bài đăng tạp chí với bài hội thảo, bài đăng tạp chí của cơ quan với bài đăng nước ngoài… nên càng hướng dẫn chỉ càng hỏng nghiên cứu sinh.
Rất nhiều bậc mũ cao áo dài ở Việt Nam không phân biệt được bài đăng tạp chí với bài hội thảo, bài đăng tạp chí của cơ quan với bài đăng nước ngoài… nên càng hướng dẫn chỉ càng hỏng nghiên cứu sinh. Hồi tôi làm luận án, đi trình bày ở Hội thảo Việt Nam học, bị một vị đầu ngành mắng té tát là “sao dám nói văn hoá kinh doanh Việt Nam chưa hoàn thiện vì Việt Nam là lương tâm của toàn thế giới cơ mà?”. Một nghiên cứu sinh học thạc sĩ ở Anh về ra Hội đồng đề cương cũng bị vùi dập vì bảo: “Cậu đừng có tưởng cái gì ở nước ngoài cũng mang về Việt Nam được”. Nên bước đầu tiên cần làm là duyệt lại trình độ các thầy hướng dẫn, ai không có nghiên cứu mới, không cập nhật kiến thức nên thay thế để bổ sung bằng thế hệ mới.
Ở Hàn Quốc, Trung Quốc họ đều mời giáo sư là kiều dân về cùng hướng dẫn với thầy trong nước. Nhờ vậy, từng bước họ đã nâng cao trình độ đào tạo sau đại học của mình. Việt Nam có đội ngũ Việt kiều là trí thức khá đông đảo, có thể bắt đầu bằng việc mời họ cùng tham gia hướng dẫn thạc sĩ và tiến sĩ, chi phí không đắt vì với giới nghiên cứu quôc tế, việc hướng dẫn là nghĩa vụ, nhiều nơi còn miễn phí vì họ cần để ghi vào lý lịch khoa học Nếu thầy không cập nhật kiến thức, từ khi có bằng tiến sĩ hay GS, PGS xong cả chục năm trước đây mà không nghiên cứu nữa thì việc hướng dẫn không thể có chất lượng.
2/ Sửa lại quy trình làm tiến sĩ:
Ví dụ, cả thế giới đều cho phép nghiên cứu sinh và giáo viên chỉ cần đăng ký lĩnh vực nghiên cứu, sau ít nhất 2 năm mới phải có tên đề tài còn ở Việt Nam thì bắt có tên đề tài ngay khi thi. Việc ra được tên đề tài đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài cả về chuyên môn và thiên hướng của người viết, bắt ra tên đề tài ngay khi chưa biết nghiên cứu là gì nên mới có những tên đề tài kiểu “Đổi mới quy trình cấp phát quân trang”.
Thậm chí, nhiều hội đồng đầu vào tự đặt ra tên đề tài rồi ép nghiên cứu sinh phải theo, trong khi không có cơ sở khoa học và không phù hợp với sở trường của nghiên cứu sinh nên việc hướng dẫn vô cùng đau khổ. Lẽ ra, tên đề tài là việc của giáo viên và nghiên cứu sinh, nếu không có tính mới, tính khoa học thì tự chết. Khi tôi làm nghiên cứu sinh, do tham khảo tài liệu hồi đi Mỹ, muốn viết về Business Culture (Văn hóa kinh doanh) nhưng hội đồng chỉ toàn người chuyên về nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã ra sức chê bai, bảo qua Đại học Văn hoá mà làm. Vì được giáo viên hướng dẫn bảo vệ nên họ đành chấp nhận.
3/ Sửa định dạng luận án:
Lý do chính để luận án tiến sĩ của Việt Nam rất ngô nghê vì thiếu hai phần rất quan trọng là “literature review” (Tình hình nghiên cứu) nên không biết thiên hạ đang làm gì, không có khung lý thuyết để nghiên cứu; và “research methodology” – Phương pháp nghiên cứu”.
Đa phần những bài bảo vệ luận án thạc sĩ mà tôi có tham gia trong hội đồng bảo vệ không có phần “Tình hình nghiên cứu” vì format của trường không yêu cầu, giáo viên cũng không biết đấy là gì, trong khi phần này là nền tảng của bài viết. Còn “Phương pháp nghiên cứu” thì có cũng bằng không.
Một vài bạn lý giải, các đề tài kiểu “Giao tiếp của chủ tịch xã với dân” là rất quan trọng vì khắp Việt Nam có tới hơn 10 ngàn xã, đáng để nghiên cứu. Nhưng không ai để ý có xây dựng được khung lý thuyết không, thế giới đánh giá vấn đề này thế nào và phương pháp nghiên cứu có đáng tin cậy không? Thế giới chắc là không có “Giao tiếp của chủ tịch xã với dân” nhưng nghiên cứu rất nhiều về giao tiếp, đề tài này có đủ tính đặc thù, tính khoa học hay không hay lại chỉ là tính chính trị, tính tuyên truyền như bài tóm tắt về “điểm mới của luận án” cho thấy?
Như vậy chúng ta lại phải quay lại vấn đề nội dung đào tạo. Nếu không biết tiếng Anh, không có điều kiện tiếp cận các nghiên cứu quôc tế và không được đào tạo tử tế môn Phương pháp nghiên cứu khoa học mà chỉ biết mỗi 2 câu kiểu “đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lenin, dưới ánh sáng tư tưởng HCM” thì luận án sẽ chỉ làm trò cười cho thế giới thôi.
4/ Chú trọng đạo đức nghiên cứu:
Đây là khái niệm khá xa lạ ở Việt Nam dù đó là tiêu chí đầu tiên của một công trình khoa học. Một bài không vi phạm đạo đức khoa học tạm hiểu là phải đảm bảo sự trung thực, khách quan, tức là không đạo văn, có căn cứ khoa học và thực tế, thể hiện qua trích dẫn tài liệu đầy đủ, nghiêm túc và kết quả khảo sát đáng tin cậy.
Khi đi học về phương pháp nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, chỉ riêng học cách trích dẫn đã hết một ngày và phải thực hành hàng tháng sau đó. Bản hướng dẫn trích dẫn của Harvard dài hơn 50 trang còn ở Việt Nam chỉ có một văn bản sơ sài chưa đầy 1 trang giấy, lại không có thực hành nên hầu hết sinh viên sao chép ngang nhiên và giảng viên cũng dễ dàng cho qua mà không bị hậu quả gì.
Ở Việt Nam, tất cả những tiêu chí này đều không được tôn trọng. Mặc dù Bộ GD – ĐT có yêu cầu trích dẫn nhưng cách trích dẫn lại là cho số tài liệu tham khảo vào ngoặc vuông sau mỗi câu trích, quá lạc hậu. Thế giới có 2 cách trích dẫn phổ biến: (1) theo Oxford là để footnote; (2) theo Harvard là cho tên tác giả và năm xuất bản vào ngoặc đơn ngay sau câu trích. Ngoài ra, còn rất nhiều cách khác nhưng không cách nào như của Việt Nam vì mỗi lần bổ sung tài liệu tham khảo là số thứ tự thay đổi, người viết phải làm lại từ đầu, rất khổ sở.
Khi tôi đi học về phương pháp nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, chỉ riêng học cách trích dẫn đã hết một ngày và phải thực hành hàng tháng sau đó. Bản hướng dẫn trích dẫn của Harvard dài hơn 50 trang còn ở Việt Nam chỉ có một văn bản sơ sài chưa đầy 1 trang giấy, lại không có thực hành nên hầu hết sinh viên sao chép ngang nhiên và giảng viên cũng dễ dàng cho qua mà không bị hậu quả gì.
Không ít lần tôi ngồi hội đồng thấy học viên chép y nguyên bài của tôi hoặc một người khác mà không hề dẫn nguồn nhưng chủ tịch hội đồng cho thế là bình thường!!! Đã thế, do kinh phí không có nên hầu hết luận án tiến sĩ không có khảo sát thực tế, tức là chỉ ngang một báo cáo chứ không phải nghiên cứu. Còn những bài có khảo sát thì độ tin cậy cũng rất thấp.
Đơn cử có lần, một người quen nhờ tôi cho vào khảo sát trong lớp tôi dạy về hành vi sử dụng điện thoại. Nhưng khi vào lớp thì tôi thấy người đi khảo sát bảo sinh viên là đề tài hướng tới người đi làm nên các em hãy điền thay cho bố mẹ, anh chị em nào nhà mình có điện thoại này và ghi tên người nhà vào nhé!!! Chưa kể các trường hợp tự động tăng số phiếu khảo sát – có 50 ghi thành 200 hay tự điền phiếu theo ý mình… Thế giới gọi đó là vi phạm đạo đức nghiên cứu nhưng Việt Nam vẫn ngang nhiên làm hàng ngày mà không chịu hậu quả gì.
5/ Hội đồng bảo vệ khách quan, nghiêm túc:
Có lần tôi dự một hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đan Mạch, hội đồng có 5 người, 3 người của trường ấy, 1 người trường khác và 1 người từ Thuỵ Điển sang. Nghiên cứu sinh này người Latvia hay Estonia gì đó, làm luận án suốt 8 năm, giữa chừng bế tắc, bỏ nhưng sau 6 tháng đã bán cả xe ô tô rồi quay lại làm. Thầy hướng dẫn rất tạo điều kiện, nhưng chất lượng thì không nhân nhượng chút nào. Nhưng cũng chính nhờ vậy, chưa bảo vệ luận án, anh ta đã được 3 ngân hàng ở Anh mời qua làm. Đối với một người Estonia, như vậy là đổi đời rồi. Nhưng ở Việt Nam, hội đồng mời toàn người thân quen, đến chê một câu cũng phải nhìn quanh tám hướng, toàn bảo vệ kiểu hoà cả làng thì làm sao luận án có chất lượng được!!!
Công bằng mà nói, tôi chỉ biết được những điều này nhờ các khoá học sau tiến sĩ ở nước ngoài chứ khi làm nghiên cứu sinh trong nước cũng không biết gì. Tôi muốn nhắn nhủ các bạn đam mê nghiên cứu mà không có điều kiện đi nước ngoài là nếu thật sự đam mê, nghiêm túc thì ở trong nước bạn cũng có thể học hành tương đối tử tế được vì bây giờ điều kiện đã khá hơn trước nhiều rồi. Làm tiến sĩ là bước đầu bước vào con đường nghiên cứu, đã mất 4 - 5 năm cho nó thì ít nhất cũng đừng phí phạm thời gian của đời mình.
Rất mong tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục – ĐT là người từng thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến sẽ có những cải cách hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam, để luận án tiến sĩ ở Việt Nam có thể trở thành những công trình nghiên cứu ngang tầm khu vực và dần ngang tầm thế giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.