Chuyển dịch năng lượng Việt Nam: Tiềm năng trong cơ hội và thách thức

18/12/2021 14:05 GMT+7

Không chỉ là bài toán cơ hội và thách thức, chuyển dịch năng lượng còn được xem là mục tiêu lâu dài vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững.

Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - Cơ hội trong thách thức, tiềm năng trong xu hướng

Thịnh hành trên thế giới, năng lượng tái tạo đã đặt ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trước thời kỳ hội nhập và phát triển, trong đó thách thức cũng không nhỏ cho tầm nhìn dài hạn lâu dài.

Ghi nhận tại Bồ Đào Nha nói riêng và châu Âu nói chung, trên 50% điện năng lượng tái tạo đủ để đáp ứng 51% nhu cầu các các quốc gia. Điều này cho thấy việc sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu các-bon là một xu hướng mới đang được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam.

Chuyên gia nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến cho hội thảo

Tại hội thảo “Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - Cơ hội và thách thức” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành năng lượng Việt Nam (EVEF) tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 15.12.2021, ông Weert Börner - Phó Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam cho biết, năng lượng là một trong những trụ cột trong hợp tác phát triển giữa hai nước, bên cạnh những lĩnh vực quan trọng khác như chống biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, huấn luyện kỹ năng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.

“Trong nhiều năm qua, hàng loạt các dự án mà GIZ triển khai đã và đang góp phần vào việc hỗ trợ Việt Nam có bước chuyển dịch năng lượng bền vững và hiệu quả hơn”, ông Weert Börner cho biết thêm.

Được biết đến là một trong những quốc gia đi đầu trong chuyển dịch năng lượng trên thế giới, đó cũng chính là điều được chính phủ Đức nhận thức rõ ràng và đầy đủ về lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế xanh trong bối cảnh hiện nay và tương lai.

Hội thảo khoa học “Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - Cơ hội và thách thức”

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng từ các nguồn truyền thống sang năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang là xu hướng lớn mang tính toàn cầu để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế phát triển bền vững, bảo đảm yêu cầu chống biến đổi khí hậu.

Nhấn mạnh cho vấn đề này, ông Hiển cũng đề nghị Tổ Công tác Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với GIZ tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện báo cáo, đặc biệt là góp ý từ nhóm tư vấn Dự án để xây dựng những nội dung đề xuất, kiến nghị cần thiết, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt nam nhanh và bền vững.

Cùng với sự chuyển dịch năng lượng toàn cầu cho việc hướng đến năng lượng tái tạo, Việt Nam đón nhiều cơ hội hơn khi phát triển bền vững. Thực tế từ các nước đi trước cho thấy, chiến lược phát triển các-bon thấp tạo ra một lộ trình nhanh hơn, ít tốn kém hơn, và thông minh hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chia sẻ về vấn đề năng lượng tái tạo, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết đây là một mục tiêu được đẩy mạnh từ nhiều năng nay. Về mặt toàn diện, PVN đặt chiến lược phát triển điện khí và công nghiệp điện lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

Đại diện các tập đoàn tham gia trình bày tham luận

"Quá trình này cũng bao gồm cả việc ứng dụng công nghệ cho việc thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới/năng lượng sạch (như hydrogen...), bên cạnh đẩy mạnh dịch vụ dầu khí năng lượng mới, năng lượng tái tạo", ông Dũng cho biết.

Chuyển dịch năng lượng xanh: Bài toán bền vững cho mục tiêu phát triển dài hạn

Trong mục tiêu giảm thiểu khí các-bon đến 2050 và bài toán chuyển dịch năng lượng Việt Nam, cơ hội và thách thức đã được nhiều Tập đoàn nhìn thấy, điều này cho thấy tiềm năng thị trường rất nhiều, nhất là khi nhiều dự án về năng lượng tái tạo được hình thành và phát triển cho một mục tiêu bền vững.

Từ góc nhìn dài hạn, Việt Nam có thể thành lập các cụm công nghiệp cho các công nghệ năng lượng sạch mới để thúc đẩy sự chuyển dịch năng lượng toàn cầu sau năm 2030.

Hội thảo khoa học Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - Cơ hội và thách thức

Thông qua chiến lược quỹ năng lượng xanh này, Việt Nam có thể nội địa hóa hoặc khu vực hóa để từng bước ổn định và phát triển lợi thế kinh tế nguồn lực sẵn có nhằm phát triển bền vững lâu dài. Đây cũng là xu thế thành công tại Đức cho việc xây dựng một chiến lược quốc gia về hydro nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng quỹ năng lượng xanh cho quốc gia.

Nhấn mạnh cho sự hỗ trợ đồng hành lâu dài, ông Weert Börner cũng kỳ vọng thông qua hàng loạt các dự án mà GIZ đã và đang cùng các cơ quan thuộc Bộ Công Thương triển khai (như dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng Lưới điện thông minh, Phát triển thị trường sinh học bền vững, Điện mặt trời mái nhà cho công nghiệp và tòa nhà, Chuyển dịch năng lượng Việt Nam…) sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh và bền vững nhất cho hiệu quả từ các dự án mang lại.

Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam - EU (EVEF) do Liên minh châu Âu và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức đồng tài trợ nhằm giúp Việt Nam tăng cường sự quản lý nhà nước trong ngành năng lượng nhằm thúc đẩy một bước tiến sang lộ trình phát triển năng lượng bền vững hơn ở Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.