Chưa thực tế

05/07/2014 03:00 GMT+7

Trong khi đang có hàng chục nghìn lao động phổ thông Trung Quốc làm việc “chui” tại nhiều dự án lớn ở các địa phương thì nhiều quy định ngặt nghèo và thiếu thực tế về cấp phép cho lao động nước ngoài lại gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia cho các doanh nghiệp Việt Nam và đe dọa làm mất đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước ta.

Trong khi đang có hàng chục nghìn lao động phổ thông Trung Quốc làm việc “chui” tại nhiều dự án lớn ở các địa phương thì nhiều quy định ngặt nghèo và thiếu thực tế về cấp phép cho lao động nước ngoài lại gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia cho các doanh nghiệp Việt Nam và đe dọa làm mất đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước ta.

Hồi giữa tháng 4.2014, Báo Thanh Niên từng có loạt bài phản ánh tình trạng, tại nhiều dự án, các doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu và kéo theo hàng ngàn lao động phổ thông cùng vào. Có tình trạng hồ sơ cấp phép ghi là kỹ sư nhưng lao động chỉ làm việc chân tay, trộn hồ, lắp giàn giáo… Còn theo báo cáo của Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, tại khu kinh tế này có 3.730 người nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc), nhưng chỉ có 1.560 giấy phép lao động được cấp.

Bất lực với lao động phổ thông Trung Quốc, nhưng giấy phép lao động được cấp theo Nghị định 102/2013/NĐ-CP và Thông tư 03/2014-TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB-XH về quản lý lao động nước ngoài lại đang khiến không ít DN trong nước gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh do thiếu nhân sự có đủ năng lực.

Theo quy định, giấy phép lao động chỉ cấp cho lao động nước ngoài, nếu đáp ứng cả 2 điều kiện cùng một lúc là: trình độ đại học và có 5 năm kinh nghiệm; ngoài ra, thủ tục hành chính nhiêu khê, thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, trong khi có những chuyên gia do nhu cầu công việc chỉ lưu trú ngắn ngày, trong khi Thông tư 03 quy định, lao động đến Việt Nam lưu trú chỉ một ngày cũng phải xin phiếu lý lịch tư pháp của địa phương nhưng thực tế nhiều cơ quan chức năng đã từ chối cấp vì lý do quá ngắn ngày. Xác nhận 5 năm công tác là một thủ tục bắt buộc trong hồ sơ xin cấp phép lao động, nhưng lại là thứ rất xa lạ với người nước ngoài.

Chính quy định thiếu thực tế, thủ tục phức tạp ấy đã khiến cho nhiều hồ sơ của chuyên gia có trình độ và kỹ năng mà Việt Nam đang cần bị từ chối. Điều này mâu thuẫn với chủ trương của Chính phủ về việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng để người nước ngoài đến làm việc, nhất là những lĩnh vực mình chưa làm được hoặc đang cần chuyên gia. Và đặc biệt, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào năm sau, thị trường lao động đương nhiên được mở rộng, mức độ hấp dẫn đầu tư của Việt Nam có khả năng bị giảm đi, do những quy định không phù hợp với xu hướng thế giới và thực tế Việt Nam.

An Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.