Chú, bác, cô, dì, cháu...

04/07/2014 03:00 GMT+7

Bài viết Chuẩn hóa xưng hô công sở và Chớ nên gia đình hóa công sở trên Thanh Niên ngày 3.7 đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của bạn đọc.

 

Tao - mày mới thân ?

Sở dĩ có chuyện gia đình hóa công sở vì hiện nay, nhiều cơ quan có đến 5, 7 người cùng một gia đình làm việc, họ giữ các vị trí từ giám đốc đến trưởng phòng, phó phòng... nên thường xưng hô chú, bác, cô, dì, cháu... Bên cạnh đó, quan điểm nhân viên nào được gọi là “mày”, xưng “tao” thì nhân viên đó mới thực sự là “thân” với lãnh đạo, được lãnh đạo yêu quý, nhân viên được gọi vậy càng tỏ ra hãnh diện vì được lòng lãnh đạo. Hiện tượng này càng trở nên phổ biến, khiến văn hóa công sở ngày càng xấu đi.

Nguyễn Văn Tùng (tungnguyen@yahoo.com)

Không thuận tiện trong làm việc

Ngày xưa từ trong cuộc chiến đấu, cán bộ chiến sĩ sống “3 cùng” nên xưng hô thân mật và hòa đồng thì phù hợp. Ngày nay, mối quan hệ công sở, giao tiếp không phải như trước đây, thậm chí cần phải tránh cách ứng xử gia đình vì không thuận tiện trong làm việc. Rất mong Bộ Nội vụ quan tâm sớm việc này. Hãy bắt đầu ngay để thay đổi cách giao tiếp hàng ngày trong cơ quan, công sở để có sự thay đổi lớn hơn trong thái độ, cung cách làm việc, giao tiếp với nhân dân.

Tô Thị Thủy (thuy_tovn@gmail.com)

Đừng gọi như thế

Công ty tôi có một chị, lúc nào cũng thích gọi mọi người là nhân viên, như "nhân viên Huy”, “nhân viên Thủy”, dù người đó không phải là người cùng phòng mà cô ấy lãnh đạo. Cách gọi này nghe rất hách dịch, xa lạ. Mọi người đều dị ứng với cách gọi của cô ta. Tôi không ủng hộ cách gọi này và nó cũng chưa bao giờ là văn hóa công sở của VN. Sao không gọi anh, chị và xưng tôi. Ta đã Việt hóa từ chief là sếp, gọi sếp + tên và xưng tôi là ổn nhất.

Trịnh Minh Đồng (minhdongtb@yahoo.com)

Nên quy định

Nên có quy định về cách xưng hô ở công sở vì như vậy mới tạo được bình đẳng, văn minh. Chẳng hạn, như trong quân đội có thể thưa thủ trưởng, trưởng phòng, trưởng ban... xưng tôi. Trong quan hệ đồng nghiệp gọi anh, chị xưng tôi.

Trương Đăng Lâm (danglam_truong@gmail.com)

 Cao Văn Nhân
Trước khi quy định xưng hô nơi công sở, tôi đề nghị sớm nghiêm cấm xưng hô mày - tao nơi công sở, ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, nặng nhất là đuổi việc.

Cao Văn Nhân (Q.Gò Vấp, TP.HCM)

 

 

 

 

 

Ngô Đình Hậu 

Việc gia đình hóa công sở hiện nay không chỉ là một điều xấu trong việc tuyển dụng, mà còn ảnh hưởng đến văn hóa xưng hô trong công sở. Vì vậy, quy định cách xưng hô nơi công sở là điều rất cần thiết.

Ngô Đình Hậu (Q.Gò Vấp, TP.HCM)

Thanh Đông
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Chuẩn hóa xưng hô công sở
>> Chớ nên gia đình hóa công sở
>> Công sở đối phó với nạn tiếp thị
>> Thói hư tật xấu của dân công sở
>> Ngừa mệt mỏi tại công sở
>> Giảm đau lưng tại công sở
>> Thanh niên với văn hóa công sở

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.