Chớ coi thường những cơn đau bụng, có khi rất nguy hiểm

Thiên Lan
Thiên Lan
08/07/2020 00:08 GMT+7

Hầu hết mọi người đều đã nhiều lần bị đau bụng. Có thể sau khi ăn món khoai tây chiên yêu thích hoặc tô mỳ cay hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến cơn đau bụng của mình.

Có khả năng bạn vừa ăn thứ gì đó không đảm bảo vệ sinh, nhưng nếu đau bụng không biết do đâu, đó có thể chỉ ra vấn đề về sức khỏe.

1. Sỏi mật

Đau bụng sau khi ăn nhiều chất béo cũng có thể cho thấy túi mật đang gặp vấn đề, đặc biệt, phụ nữ dễ mắc.
Nếu bị co thắt bụng cực độ sau khi ăn, có thể cực kỳ đau đớn. Nguyên nhân có thể do sỏi mật chặn ống dẫn mật. Nên đi cấp cứu càng sớm càng tốt, theo The List.
Nếu đau ở bụng trên bên phải, nhiều khả năng là sỏi mật nhỏ, gây tắc nghẽn và đau bụng. Thường kèm theo buồn nôn, nôn và đại tiện sẫm màu.

2. Đau nửa đầu

Nếu buồn nôn đột ngột nhưng không kèm theo các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, mà kèm theo cơn đau đầu dữ dội, có thể là cảnh báo về chứng đau nửa đầu, theo Best Life.

3. Hội chứng ruột kích thích

Nếu đau thắt bụng, đầy hơi và thay đổi thói quen đại tiện kéo dài hơn 3 tháng, thì có thể là hội chứng ruột kích thích.
Thay đổi thói quen đại tiện có thể là táo bón, tiêu chảy hoặc cả táo bón và tiêu chảy.

4. Viêm gan C

Trướng bụng kèm theo chán ăn, buồn nôn và đau bụng có thể là triệu chứng của viêm gan C. Bệnh này thường không có triệu chứng trong thời gian dài, và có thể dẫn đến tổn thương không hồi phục cho gan và thậm chí là ung thư gan. Viêm gan C cấp tính sẽ tự khỏi, nhưng viêm gan C mạn tính sẽ không bao giờ hết, theo Best Life.

5. Viêm ruột thừa

Cơn đau bắt đầu gần rốn, nhưng giảm dần theo thời gian và di chuyển xuống dưới, có thể chỉ ra viêm ruột thừa cấp tính.
Đau nhói ở bụng dưới bên phải xảy ra khá đột ngột trong vài giờ hoặc một ngày và không khỏi, có thể là viêm ruột thừa.
Cần phải khám ngay trong ngày, vì nếu không phẫu thuật kịp thời, ruột thừa bị vỡ có thể gây tử vong. Cũng có thể cảm thấy chán ăn, buồn nôn và ói mửa, đầy hơi hoặc sốt nhẹ.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Dạ dày khó chịu và ợ nóng có thể chỉ ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

7. Nhiễm trùng tiêu hóa

Nếu phân lỏng, đau bụng hoặc đau thắt ruột, và buồn nôn hoặc nôn, đó có thể là nhiễm trùng tiêu hóa. Cần chú ý giữ nước trong trường hợp này.

8. Ung thư

Ung thư buồng trứng giai đoạn muộn đã lan rộng, thường gây đau hoặc tức dai dẳng bụng hoặc ở vùng xương chậu, đầy hơi, cảm thấy no nhanh khi ăn và thay đổi thói quen đại tiện, theo Best Life.
Nguyên nhân do sự tích tụ chất lỏng trong bụng, gây cổ trướng, hoặc khối u buồng trứng chèn ép. Hãy đi khám ngay lập tức và yêu cầu sàng lọc.

9. Loét dạ dày tá tràng

Nếu đột nhiên bị đau bụng dữ dội, đau rát cùng với cảm giác no, có thể là loét dạ dày tá tràng. Thường do vi khuẩn H. pylori gây ra và sẽ gây đau bụng, kèm theo không dung nạp thực phẩm béo, ợ nóng và buồn nôn.

10. Hạ đường huyết

Đối với hầu hết mọi người, khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70, sẽ có các triệu chứng hạ đường huyết, bao gồm đói run, buồn nôn, đổ mồ hôi, chóng mặt và nhầm lẫn hoặc ngất xỉu. Cách dễ nhất và nhanh nhất là uống nước đường.

11. Viêm tụy

Đau bụng lan đến lưng hoặc trở nên nặng hơn sau bữa ăn, buồn nôn, nôn, giảm cân, có thể là viêm tụy.
Trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng, vì vậy hãy chú ý đến các tín hiệu cảnh báo, theo Best Life.

12. Viêm ruột

Tiêu chảy thường xuyên và tái phát, đau bụng, chán ăn và giảm cân, có thể chỉ ra viêm ruột mạn tính, như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

13. Viêm túi thừa

Nếu đau bụng cấp tính, buồn nôn, sốt và thay đổi thói quen đại tiện. Đó có thể là viêm túi thừa. Viêm túi thừa xảy ra trong ruột, và tạo ra các chỗ phình hoặc túi dọc theo lớp lót.
Trường hợp nặng cũng có thể dẫn đến biến chứng gây tử vong. Nếu những chiếc túi này vỡ ra, vi khuẩn trong phân có thể vào dạ dày.
Cứ 4 bệnh nhân thì có 1 trường hợp bị biến chứng, vì vậy cần đi khám lập tức nếu gặp các triệu chứng này, theo Best Life.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.