• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Chịu chơi, chịu khổ để "sành điệu"

24/05/2016 04:08 GMT+7

Hàm răng trắng đều đặn vẫn chưa đủ đô với dân chơi sành điệu. Muốn được bạn bè vị nể, phải gắn thêm những viên đá nhiều màu hay kim cương. Và từ mốt này đã làm cho bộ răng và bộ máy tiêu hóa của những người gắn đá vào răng có vấn đề thương tổn.

Bài: Trần Lệ Thủy
Với sự tư vấn của BS Đổng Khắc Trí (Khoa Phẫu thuật hàm mặt- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương)

 

Apply-Tooth-Gems-Step-10

 

Đính đá vào răng là giải pháp làm răng thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Đây là xu hướng thẩm mỹ răng đang "hot" trong giới trẻ, đính đá lên răng giúp tạo ra điểm nhấn, phong cách thời thượng giúp bạn "kiêu hãnh" hơn với những người xung quanh. 

 

Công nghệ gắn đá

Thông thường, công đoạn để gắn đá hoặc kim cương vào răng được tiến hành theo một qui trình nhất định. Đầu tiên, sau khi tiêm thuốc tê, nha sĩ sẽ khoan một hoặc vài lỗ nhỏ trên răng bằng đường kính của viên đá (tùy theo nhu cầu gắn một viên đá hay nhiều viên thành hình hoa). Sau khoảng 3 - 5 phút, nha sĩ sẽ chiếu đèn halogen, và phun một loại keo nha khoa để gắn chặt viên đá vào răng. Một số bạn trẻ hiện nay còn có “mốt” đắp thêm một lớp sứ tạo răng khểnh giả, hoặc bọc răng lại rồi mới gắn đá. Các loại đá gắn vào răng xuất xứ từ Thái Lan, Mỹ, thường có màu tím, nhạt, đỏ, hồng, xanh mắt mèo, trắng với giá từ 50.000 đến 100.000 đồng/ viên.

Chịu chơi hơn, có người dùng những viên kim cương kích thước từ 2 - 3 ly, giá khoảng 600.000 đến 1 triệu đồng. Chủ một thẩm mỹ viện trên đường 3-2 đã cung cấp: Việc gắn kim cương, đá quý vào răng phụ thuộc vào nhiều kiểu răng, cũng như hầu bao của quý khách. Đa phần khách hàng chọn giải pháp mua đá tại các tiệm vàng, rồi đến các trung tâm thẩm mỹ gắn đá lên răng với chi phí khoảng 100.000 đồng/ lần, giảm hơn nhiều so với gắn đá vào răng tại các cơ sở có uy tín. Và nhiều người đã trở thành khổ chủ với những chiếc răng hoạt động không theo ý muốn của mình.

 

Constant-Toothache-Relief

 

Đá ra đi, răng ở lại...

Bác sĩ Đổng Khắc Trí (BV Răng Hàm Mặt TW) cho biết việc gắn đá vào răng cũng có tác động nhất định đến bộ nhai. Đây là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao cộng với trang thiết bị hiện đại. Nếu một nha sĩ có kỹ thuật tốt thì việc gắn đá vào răng gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Song hiện nay ở nhiều cơ sở, nhân viên không được đào tạo cơ bản, thiếu chuyên môn và trang thiết bị máy móc nên chất lượng gắn đá vào răng sẽ không đảm bảo, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người gắn đá vào răng “cười” chưa đủ một tuần đã gặp vấn đề như: không ăn được thức ăn cứng, đến lúc đánh răng thì “đá ra đi, răng ở lại”… Nếu
không tiếp tục đi gắn đá lại, lâu ngày thức ăn rơi vào vết khoan, ứ đọng gây sâu răng. Ngoài ra ai bị răng yếu, việc mài, dũa để gắn đá có thể gây tê buốt mỗi khi ăn đồ nóng, hoặc lạnh. Đắp răng khểnh trước khi gắn đá cũng là một sai lầm. Xét về vị trí chiếc răng này không khớp với hàm, làm cho thức ăn giắt vào kẽ răng, hoặc đôi khi cắn vào môi gây khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt. Gắn đá vào răng cũng làm cho việc ăn uống không được thoải mái vì sợ thức ăn dính vào xung quanh đá, sợ đá rơi… dẫn đến không ngon miệng, tiêu hóa kém. Cũng theo BS Trí người đã gắn đá lên răng phải luôn tuân thủ nguyên tắc kiêng những món ăn quá cứng như xương, kiêng uống cà phê hay các loại rượu màu. Khi đánh răng phải thận trọng không để va chạm mạnh. Tuổi thọ đá gắn vào răng chỉ kéo dài 3 - 4 năm, tùy thuộc vào sự gìn giữ của cá nhân. 

 

Teeth-Jewellery

 

Đừng đùa với bộ nhai

Đúng là đôi khi một chút mới mẻ làm nên phong cách riêng của mình. Tuy nhiên răng của chúng ta rất quý và cũng rất nhạy cảm, vì thế bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định như đi làm răng khểnh, gắn kim cương… nhất là những việc này chỉ là mốt nhất thời. Bởi hiện nay, đối với những ai đã lỡ mất răng (do nhiều nguyên nhân), cần phục hồi một chiếc răng tương tự như răng cũ thì tốn ít nhất từ 1.000 - 1.700 USD (với phương pháp cấy ghép răng implant) hay ít nhất là từ 3 – 10 triệu đồng với răng sứ. Chưa kể bạn sẽ chịu đau và tốn thời gian để đi làm răng. Răng của chúng ta được phủ bên ngoài bởi một lớp men, vì nguyên nhân nào đó khi chúng ta mài lớp này đi thì răng không còn được bảo vệ tốt như ban đầu nên dễ nhạy với nhiệt và dễ hư hỏng hơn so với những răng khác. Một người bình thường nếu biết giữ răng đúng cách, răng sẽ tồn tại gần như suốt đời người và góp phần rất lớn trong việc giữ gìn sức khỏe do ăn uống.

 

Top
Top