Chồng Tây - vợ Việt cùng đón tết

07/02/2013 19:50 GMT+7

(TNO) Tết Việt luôn rộn ràng, chứa đựng nhiều sắc thái khác nhau và lạ lẫm đối với những người nước ngoài đã và đang sinh sống tại VN. Đối với những người nước ngoài, mỗi cái tết Việt mà họ trải qua chính là dịp để mỗi người cùng khám phá và cảm nhận cho riêng mình vẻ đẹp truyền thống của tết Việt.

>> Tết Quý Tỵ: Miền Bắc rét ngọt, miền Nam oi nóng
>> Tết gia đình Việt: Song thân GS Ngô Bảo Châu: Không gồng mình để giáo dục con
>> Tết này xem gì trên Thanh Niên Online
>> Tết gia đình Việt: Nếp nhà ông Soạn
>> Tết gia đình Việt: Đồng thuận thay áp đặt
>> Tết gia đình Việt: Những gia đình lính biển
>> Tết gia đình Việt: Thang giá trị của các loại gia đình

Vợ chồng anh chị Dyer Lloyd - Nguyễn Thị Hoa Lâm ở TP.HCM đã đón tết bốn lần tại Việt Nam nhưng đối với họ, mỗi cái tết đều mang đến một hơi thở, một hương sắc rất riêng…

Anh Lloyd là người Anh, từng là phóng viên của tờ Guardian của xứ sở sương mù. Anh hiện là giám đốc điều hành của một công ty tư vấn đầu tư và giáo dục tại TP.HCM. Vợ anh, chị Lâm, là một nhân viên văn phòng.

Mặc dù công việc vẫn còn rất bận rộn trong những ngày cuối năm nhưng cặp vợ chồng Việt - Anh này vẫn tranh thủ thời gian dọn dẹp lại nhà cửa, trang trí phòng khách thật đẹp để chuẩn bị đón tết.

Đây là lần thứ 5 anh Lloyd cùng vợ đón tết Việt tại TP.HCM. Đối với vợ chồng anh, mỗi cái tết Việt từng trải qua đều có hương sắc rất riêng…

Anh Lloyd nói về cái tết đầu tiên của mình cùng vợ ở Việt Nam: “Lần đầu tiên tôi ăn tết tại TP.HCM cách đây bốn năm và đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được không khí an bình, tĩnh lặng, không ồn ào, không xe cộ đông đúc của TP.HCM”.

“Tôi đón cái tết lần thứ 2 ở quê vợ - Bến Tre - và tôi thích đón tết ở Bến Tre hơn vì tôi được cảm nhận không khí gia đình ấm cúng, quây quần bên người thân của mình”.

Anh Lloyd bật mí sẽ cùng vợ đón Tết Quý Tỵ 2013 tại nhà rồi về quê vợ chúc tết gia đình họ hàng nhà vợ.

Tết Tây, tết Việt: Giống và khác

Là người Anh, từng sống nhiều năm tại Ý và Pháp, anh Lloyd cho rằng cả tết Tây và tết Việt đều có nhiều điểm tương đồng. Đó là dịp để mọi người nghỉ ngơi, sum họp gia đình sau một năm làm việc vất vả. Đặc biệt, đây là dịp mọi người đều thay mới mọi thứ, cho năm mới.

Anh Lloyd cho biết thêm tại Ý và Pháp, người dân có truyền thống làm mới mọi thứ trong năm mới, chẳng hạn dọn dẹp, trang trí nhà cửa, đồng thời cất bỏ hết quần áo cũ và sắm quần áo mới cho năm mới. Bởi, nếu không làm vậy, người ta tin rằng cả năm mới sẽ gặp xui xẻo.

 
Anh Lloyd lì xì cho vợ tại nhà - Ảnh: Thanh Hải

Nói về sự khác biệt giữa hai cái tết, anh Lloyd cho rằng đó chính là tiền lì xì mừng tuổi.

Anh Lloyd lý giải: “Người dân Anh không tặng tiền lì xì cho trẻ nhỏ nhưng lại tặng quà. Nhiều người cho rằng tặng tiền lì xì sẽ làm hư trẻ nhỏ, nhưng tôi nghĩ rằng người Việt Nam nên tiếp tục gìn giữ phong tục này. Vì một bao lì xì tuy nhỏ nhưng chứa đựng nhiều lời chúc phúc, theo anh đủ để nói lên sự ấm áp của tết Việt”.

Năm nào tết đến, anh Lloyd cũng đều lì xì cho vợ và con cháu nhà vợ. Nhưng anh Lloyd cho biết hơi lấy làm tiếc vì anh đã “có tuổi” nên ngoài vợ ra thì không còn được ai "lì xì lấy hên" cho mình nữa.

Anh còn cho rằng tảo mộ cũng là một sự khác biệt rõ rệt giữa văn hóa đón tết Tây và tết Việt. “Ở Anh, chúng tôi không đi tảo mộ vào dịp năm mới. Nhưng ở Việt Nam, tôi được chứng kiến những dòng người đổ xô đến các nghĩa trang dịp cuối năm để lau chùi, dọn dẹp mồ mả ông bà. Tảo mộ là một phong tục đáng quý và cần phải được gìn giữ lâu dài tại Việt Nam. Nó tạo cơ hội cho mọi người nhớ về ông bà tổ tiên để biết tôn trọng nguồn gốc của mình” - anh Lloyd chia sẻ.

Kỷ niệm “khó quên” ngày tết

Ăn tết Việt thì vui và đầm ấm, nhưng, đối với những người nước ngoài như anh Lloyd, cũng có không ít câu chuyện bi hài liên quan tới cái tết này.

Một trong những câu chuyện bi hài khi ăn tết Việt mà đến giờ cả hai vợ chồng vẫn nhớ mãi đó là chuyện "vô tình vi phạm" trong chuyện “kính trên nhường dưới” trong bàn ăn ngày tết.

Chuyện này xảy ra trong cái tết thứ 2 khi hai vợ chồng đón tết ở quê chị Lâm tại Bến Tre.

 
Anh Lloyd và vợ nâng ly chúc mừng năm mới tại nhà ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Hải

Chị Lâm nhớ lại: “Theo phong tục Việt Nam, mình là người lớn ăn trước, con cái ăn sau. Khi thấy bàn tiệc đã dọn sẵn và mọi người ngồi vào bàn, Lloyd không biết phong tục này nên bốc lấy một cái đùi gà”.

“Tôi thật sự không biết gì về phong tục kính trên nhường dưới này. Và khi tôi lỡ tay lấy miếng thịt gà, thật là ngại ngùng khi ba mẹ vợ và mọi người im lặng, trố mắt nhìn tôi. Vợ tôi lấy tay khều tôi và tôi biết đã làm điều gì đó không phải phép. Sau đó, tôi xin lỗi và ba mẹ vợ cũng mỉm cười tha thứ cho tôi” - Lloyd nói.

Với những người nước ngoài như Dyer Lloyd, mỗi cái tết Việt mà họ trải qua chính là dịp để mỗi người cùng khám phá và cảm nhận vẻ đẹp truyền thống của tết Việt.

Phúc Duy

>> Sinh viên nước ngoài trải nghiệm tết Việt
>> Trải nghiệm Tết Việt - Nhật
>> Ông Kều' Nagase ăn Tết Việt
>> Tết Việt trên đất Thái
>> Bếp Việt, tết Việt
>> Tết Việt, học tiếng Anh
>> Kết quả cuộc thi ảnh Tết Việt
>> Hối hả về quê ăn tết
>> Nào, cùng về nhà đón tết
>> Ăn bánh chưng đón tết sớm ở Anh
>> Gần 144.000 du khách đón tết ở Đà Nẵng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.