Chiến sự Ukraine đến trưa 10.6: chiến thuật mới của Ukraine ở Severodonetsk

10/06/2022 13:33 GMT+7

Quân Ukraine đang kiên trì bám giữ vị trí trong cuộc giao tranh ác liệt với Nga trên đường phố Severodonetsk, trong bối cảnh Kyiv hiện phụ thuộc vào nguồn viện trợ vũ khí của phương Tây vì kho vũ khí từ thời Liên Xô cạn kiệt.

Khu vực kế cận Severodonetsk hứng pháo kích từ Nga hôm 9.6

afp/getty

Ông Oleksiy Danilov, thư ký Hội đồng An ninh Ukraine, cho hay tình hình ở Severodonetsk “vô cùng phức tạp”, và lực lượng Nga đang dồn toàn bộ sức lực vào thành phố này.

Nga dồn hỏa lực vào Severodonetsk

Trong một cập nhật hiếm hoi từ lực lượng Ukraine đang cố thủ Severodonetsk, ông Petro Kusyk, Chỉ huy Tiểu đoàn Vệ binh Quốc gia Svoboda của Ukraine, cho biết phía Ukraine đang tìm cách kéo quân Nga vào các cuộc giao tranh trên đường phố nhằm vô hiệu hóa lợi thế đến từ pháo binh của đối phương.

Tuy nhiên, tiểu đoàn của chỉ huy Kusyk đang bị thiếu trầm trọng vũ khí có thể đối đầu bộ binh Nga.

Xem nhanh: Chiến dịch của Nga ngày 106, Ukraine kiên quyết không từ bỏ Luhansk

Bên cạnh đó, văn phòng Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine cho hay “với sự hỗ trợ của các đơn vị súng trường cơ giới và pháo binh, quân Nga đẩy mạnh nỗ lực tấn công thành phố Severodonetsk. Quân địch vẫn chưa thành công; cuộc chiến đang tiếp diễn”.

Quân đội Ukraine cũng đẩy lùi thành công một đợt tấn công của Nga vào làng Toshkivka, ở ngoại ô tây bắc của Severodonetsk.

Về phần mình, Thống đốc vùng Luhansk Serhiy Gaidai cho biết lực lượng Nga tiếp tục dội pháo vào thành phố láng giềng của Severodonetsk là Lysychansk bằng những dòng vũ khí có cỡ nòng lớn, đủ sức xuyên thủng bê tông. Ông Gaidai cảnh báo tình hình vô cùng nguy hiểm cho dân thường ở Lysychansk, thậm chí đối với những người trong hầm trú bom.

Ông Gaidai cũng cho hay Cung điện Băng giá của Severodonetsk đã bị tàn phá. “Một trong những biểu tượng của Severodonetsk đã bị hủy hoại. Cung điện Băng giá đã bị đốt trụi”, theo thông tin cập nhật trên tài khoản Telgram của thống đốc vùng Luhansk.

Phải đóng cửa bãi biển, thành phố Odessa tổn thất kinh tế nặng nề

Ở miền nam, nơi Nga tìm cách thiết lập luật lệ ở phần lãnh thổ kiểm soát thuộc hai tỉnh Kherson và Zaporizhzhia, Bộ Quốc phòng Ukraine nói rằng đã thông tin đã giành lại một khu vực ở Kherson.

Nga chưa bình luận về bất kỳ thông tin nào liên quan chiến sự đến trưa 10.6 ở Ukraine.

Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) giống loại được Mỹ viện trợ cho Ukraine

lục quân Mỹ

Ukraine cạn kho vũ khí

Ukraine đang lâm vào tình trạng cạn kho vũ khí từ thời Liên Xô và Nga, và hiện hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn viện trợ vũ khí đến từ phương Tây, theo AFP dẫn các nguồn tin quân sự Mỹ.

Dưới thời Liên Xô, quân đội Ukraine và ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn của Liên Xô và sau đó là Nga.

Sau hơn 3 tháng chiến sự, Ukraine đã sử dụng gần hết nguồn đạn dược, trong khi vũ khí, khí tài bị phá hủy trong các cuộc giao tranh với Nga. Giờ đây, lực lượng của chính quyền Kyiv đang sử dụng hoặc học cách dùng vũ khí do Mỹ và các đồng minh châu Âu thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ.

Nhận nhiều viện trợ nhưng Ukraine "giấu" Mỹ thông tin quân sự, tác chiến

Phương Tây đang tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine, trong số này có các dòng vũ khí hạng nặng như siêu lựu pháo và Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS).

Trong đó, Mỹ là phía viện trợ nhiều nhất tính đến thời điểm này. Trong gói viện trợ quân sự mới nhất, Mỹ đang gửi 4 khẩu đội HIMARS, 1.000 tên lửa chống tăng Javelin và 4 trực thăng Mi-17.

“Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì nguồn viện trợ ổn định cho Ukraine”, AFP dẫn lời một quan chức Mỹ.

Biển báo tại Imatra trên biên giới Phần Lan - Nga

reuters

Phần Lan xây tường biên giới với Nga

Chính phủ Phần Lan lên kế hoạch điều chỉnh luật biên giới, theo đó cho phép nước này xây tường ở biên giới phía đông với Nga. Đây được cho là động thái nhằm củng cố sự chuẩn bị trước mối đe dọa tiềm tàng trong bối cảnh Moscow triển khai chiến dịch quân sự với Ukraine.

Trước nay, biên giới kéo dài 1.300 km giữa Phần Lan và Nga chỉ được đánh dấu bằng các cột mốc và dây nhựa. Bên cạnh xây tường, dự thảo điều chỉnh luật cũng yêu cầu xây những con đường mới phục vụ cho việc tuần tra biên giới ở phía Phần Lan.

Hải quân Nga tập trận ở biển Baltic giữa căng thẳng với NATO

Phần Lan hiện đang cùng Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO. Ngày 9.6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ dễ dàng thông qua nghị quyết thúc giục NATO nhanh chóng kết nạp hai nước này vào khối, theo báo The Hill.

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.