Chiến sự Ukraine đến tối 22.2: Thông tin trái chiều về ‘chảo lửa’ Bakhmut

Khánh An
Khánh An
22/02/2023 18:52 GMT+7

Phía Nga cho biết đã tiến lên đáng kể về hướng Bakhmut, trong khi Ukraine khẳng định vẫn giữ vững tiền tuyến.

Chiến sự Ukraine đến tối 22.2: Thông tin trái chiều về ‘chảo lửa’ Bakhmut - Ảnh 1.

Xe tăng của Ukraine tại Bakhmut vào ngày 21.2

REUTERS

Hãng Reuters ngày 22.2 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định lực lượng nước này vẫn duy trì các cứ điểm ở tiền tuyến tại miền đông, sau khi Nga cho biết đang tiến lên tại một mục tiêu chính trong khu vực.

Nga đã nhiều lần tấn công nhằm giành quyền kiểm soát Bakhmut, khiến thành phố ở tỉnh Donetsk trở thành nơi giao tranh khốc liệt trong thời gian dài. Giới chức Ukraine và phương Tây cho rằng lực lượng thân Nga đã tổn thất hàng ngàn binh sĩ tại đây.

Xem nhanh: Xung đột Nga-Ukraine ngày 363 có gì nóng?

"Điều rất quan trọng là dù lực lượng Ukraine chịu áp lực lớn, tiền tuyến vẫn chưa bị thay đổi", Tổng thống Zelensky phát biểu sau khi được báo cáo chi tiết. Ông cho biết các binh sĩ Nga còn tìm cách kiểm soát Avdiivka, điểm quan trọng thứ 2 tại Donetsk.

Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết lực lượng nước này đã tiến lên tại Bakhmut. "Chỉ trong 2 ngày qua, họ đã tiến lên hơn 2,5 km nhờ tấn công các đơn vị ở những cứ điểm chiến hào tại vùng này", theo thông cáo.

Giới phân tích quân sự Ukraine cho hay lực lượng Nga đã tiến lên mỗi lần khoảng vài trăm mét, trong khi giao tranh xảy ra khắp mọi khu vực thành phố. Hiện Bakhmut còn khoảng 5.000 người so với 70.000 cư dân vào thời điểm trước chiến sự.

Mong mỏi hòa bình

Hãng Sputnik ngày 22.2 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho rằng xung đột tại Ukraine phải được chấm dứt thông qua ngoại giao và đàm phán.

"Chúng tôi, cũng như Tổng thống Zelensky biết rằng cuộc chiến này phải chấm dứt bằng ngoại giao, nó phải chấm dứt bằng đàm phán, và giờ đây chúng tôi tập trung tăng cường sức mạnh cho đối tác Ukraine để khi có đàm phán, họ có vị thế mạnh nhất", theo ông Price.

Cựu binh Mỹ ở Ukraine: Vòng đời binh sĩ rút ngắn còn 4 giờ trên tiền tuyến Bakhmut

Trong một diễn biến khác, tờ The Guardian đưa tin Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp vào ngày 22.2 và nhiều bên hy vọng sẽ đạt sự ủng hộ đối với một dự thảo nghị quyết kêu gọi hòa bình lâu dài cho Ukraine.

Dự thảo nghị quyết được 60 nước ủng hộ sẽ được bỏ phiếu sau khi phần tranh luận kết thúc, dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 23.2.

Ông Biden nói Nga sẽ không thắng

Hãng AFP ngày 22.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Nga sẽ không bao giờ thấy được chiến thắng ở Ukraine, đồng thời tuyên bố sẽ củng cố sức mạnh sườn đông NATO.

Phát biểu tại lâu đài Hoàng gia ở thủ đô Warsaw của Ba Lan vào tối 21.2 (giờ địa phương) trước đám đông khoảng 30.000 người, chủ yếu là người Ba Lan và Ukraine, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh: "Ukraine sẽ không bao giờ là một chiến thắng cho Nga, không bao giờ".

Rời Ukraine, Tổng thống Biden kêu gọi đồng minh NATO củng cố quyết tâm đương đầu Nga

Theo ông, Tổng thống Nga Vladimir Putin "nghĩ rằng những người như mình là cứng rắn, nhưng đối diện ý chí sắt đá" của Mỹ và các đối tác.

"Sẽ không có nghi ngờ gì, sự ủng hộ của chúng tôi sẽ không nao núng, NATO sẽ không bị chia rẽ và chúng tôi sẽ không mệt mỏi", Tổng thống Biden khẳng định.

Xem thêm: Tổng thống Biden: 'Nga sẽ không bao giờ thắng ở Ukraine'

Ông Putin nhắn nhủ doanh nghiệp Nga

Trong bài phát biểu thông điệp liên bang ngày 21.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tầng lớp bình dân tại Nga không cảm thông với những doanh nhân giàu có bị phương Tây đóng băng tài sản, bị tịch thu du thuyền, dinh thự ở nước ngoài, theo đài RT.

Tổng thống Putin chỉ trích giới tài phiệt vì mang tiền ra nước ngoài thay vì đóng góp cho đất nước. Thay vì mở rộng sản xuất và tạo việc làm tại Nga, "giới tinh hoa" giàu có lại bỏ tiền ra mua những đồ xa xỉ như du thuyền, dinh thự, cho con cái đi du học, RT dẫn lời lãnh đạo Nga.

Tổng thống Putin đình chỉ hiệp ước New START có thể vì dụng ý gì?

Kết quả, hình ảnh phương Tây như một thiên đường an toàn để cất vốn hóa ra là "giả" và mọi thứ bị lấy mất khỏi giới tài phiệt, từ tiền tiết kiệm, nhà cửa, du thuyền. "Họ đơn giản đã bị cướp ở đó và ngay cả những đồng tiền hợp pháp cũng bị lấy đi", ông Putin nói.

Chủ nhân Điện Kremlin kêu gọi những doanh nhân bị cấm vận không nên bám lấy quá khứ và tìm cách kiện người ở nước ngoài. "Sẽ là vô ích khi họ tìm cách ngửa tay xin tiền và tự làm nhục mình", ông Putin nói và nhắc nhở các doanh nghiệp lớn của Nga rằng họ vẫn chỉ là người xa lạ thuộc hàng thứ phẩm đối với phương Tây.

Xem thêm: Ông Putin kêu gọi doanh nghiệp Nga 'đừng ngửa tay xin tiền' phương Tây

Thượng đỉnh Nga – Trung?

Tờ The Wall Street Journal ngày 21.2 đưa tin độc quyền rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Moscow trong vài tháng nữa. Việc sắp xếp đang diễn ra ở giai đoạn đầu và thời điểm chuyến thăm chưa được ấn định. Tuy nhiên, các nguồn thân cận với kế hoạch cho hay ông Tập có thể sang Nga vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5, khi Moscow kỷ niệm ngày chiến thắng trong Thế chiến 2.

Chủ tịch Trung Quốc sắp đến Nga bàn chuyện Ukraine

Chuyến đi được chuẩn bị trong lúc Trung Quốc tìm cách thể hiện vai trò chủ động hơn trong việc chấm dứt xung đột tại Ukraine. Các nguồn tin cho hay Chủ tịch Tập có thể sẽ thúc đẩy Tổng thống Putin tham gia đối thoại hòa bình đa phương và kêu gọi không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Xem thêm: WSJ: Chủ tịch Trung Quốc sắp đến Nga bàn chuyện Ukraine?

Thêm thông tin quanh chuyến đi của ông Biden

Đài RT ngày 22.2 đưa tin Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) khẳng định Moscow không đưa ra đảm bảo nào về an ninh đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm bất ngờ của ông đến Ukraine hôm 20.2.

Tình báo Nga nói Moscow không đảm bảo an ninh khi ông Biden thăm Ukraine

Người đứng đầu FSB, ông Alexander Bortnikov, tiết lộ thông tin trên, dù thừa nhận phía Mỹ đã thông báo trước với Nga về chuyến đi của ông Biden.

Xem thêm: Tình báo Nga nói Moscow không đảm bảo an ninh khi ông Biden thăm Ukraine

Trong một diễn biến khác, Nga được cho là đã phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat nhưng thất bại trong lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Ukraine hôm 20.2, theo CNN hôm 21.2 dẫn lời hai quan chức Mỹ nắm thông tin.

Một quan chức Mỹ tiết lộ Nga đã báo trước với Mỹ về vụ thử thông qua các kênh liên lạc. Một quan chức khác cho biết vụ thử không gây rủi ro cho Mỹ và Washington không xem sự kiện này là điều bất thường hoặc một động thái leo thang.

Mỹ nói tên lửa Sarmat của Nga phóng thử thất bại khi ông Biden thăm Ukraine

Vụ thử tên lửa hạng nặng Sarmat, NATO gọi là Satan II và có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, đã thất bại. Trước đó, Nga đã thử thành công tên lửa này. Nếu lần thử ngày 20.2 thành công, giới chức Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đề cập đến uy lực của Sarmat trong thông điệp liên bang vào ngày 21.2.

Xem thêm: Mỹ cho rằng Nga thử tên lửa Sarmat thất bại khi ông Biden ở Ukraine

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.