Chiến sự Ukraine đến chiều 28.4: Nga bắn hạ chiến đấu cơ Su-24, cảnh báo phương Tây

Văn Khoa
Văn Khoa
28/04/2022 19:15 GMT+7

Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục tuyên bố tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine, trong khi Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo phương Tây phải dừng thách thức sự kiên nhẫn của Moscow.

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 28.4 tuyên bố tên lửa Nga đã bắn trúng 4 mục tiêu quân sự Ukraine trong đêm, phá hủy kho tên lửa và đạn dược gần các khu Barvinkove và Ivanivka ở miền đông Ukraine, theo Reuters. Bộ Quốc phòng Nga còn nói rằng các lực lượng Nga đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-24 của Ukraine gần tỉnh Luhansk, cũng thuộc miền đông Ukraine.

Quân nhân Ukraine khai hỏa hệ thống phóng rốc két đa nòng ở tỉnh Luhansk ngày 26.4

REuters

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine đối với tuyên bố trên của Nga. Trong khi đó, quân đội Ukraine hôm nay tuyên bố đã đẩy lùi 6 cuộc tấn công của Nga ở hai tỉnh Luhansk và Donetsk thuộc miền đông Ukraine, theo trang The Kyiv Independent. Quân đội Ukraine còn nói rằng đã phá hủy 5 xe tăng, một hệ thống pháo và 22 xe bọc thép.

Xem thêm: Chiến sự đến trưa 24.4: Ukraine nói bắn hạ tên lửa Nga, 2 bộ trưởng Mỹ đến Kyiv

Nga nói bắn hạ tên lửa, máy bay Ukraine; Tổng thư ký LHQ đến Kyiv

Anh đánh giá Hạm đội biển Đen của Nga ra sao?

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh hôm nay 28.4 đánh giá Hạm đội biển Đen của Nga vẫn còn khả năng tấn công các mục tiêu ở bờ biển của Ukraine, dù đã mất soái hạm Moskva.

Bộ Quốc phòng Anh còn cho hay khoảng 20 tàu hải quân Nga, trong đó có tàu ngầm, đang ở trong vùng hoạt động của Hạm đội biển Đen, theo Reuters. “Eo biển Bosphorus vẫn đóng cửa đối với tất cả tàu chiến không thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Nga không thể thay thế chiếc tàu tuần dương hạm đã mất ở Biển Đen”, Bộ Quốc phòng Anh nhận định.

Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố các lực lượng Ukraine hợp pháp nếu tấn công nhắm vào lực lượng hậu cần của Nga, nhưng họ không thể dùng vũ khí Anh, theo Reuters.

Anh đánh giá ra sao về sức mạnh Hạm đội biển Đen sau khi mất kỳ hạm Moskva?

Xem thêm: Anh đánh giá Hạm đội biển Đen ra sao sau khi mất kỳ hạm Moskva?

Nga triển khai cá heo bảo vệ hạm đội Biển Đen?

Ảnh vệ tinh của Maxar cho thấy hai chiếc lồng chứa những con cá heo đã được huấn luyện của hải quân Nga tại cảng Sevastopol ở Crimea.

Viện Hải quân Mỹ (USNI), một tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, nói rằng Nga triển khai những con "cá heo quân đội" này có thể là để bảo vệ hạm đội Biển Đen trước các cuộc tấn công từ dưới nước, theo báo The Guardian.

Nga triển khai 'cá heo quân đội' bảo vệ Hạm đội Biển Đen?

Xem thêm: Nga triển khai cá heo bảo vệ hạm đội Biển Đen?

Nga cảnh báo phương Tây

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay cáo buộc các nước phương Tây công khai kêu gọi Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga, dùng vũ khí họ cung cấp cho Kyiv. Bà Zakharova nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang bị phương Tây lợi dụng và đề nghị phương Tây dừng thách thức sự kiên nhẫn của Nga, theo tờ The Guardian.

Bà Zakharova còn đề nghị Kyiv và phương Tây xem xét nghiêm túc những tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga rằng nếu có thêm những khiêu khích tấn công vào các mục tiêu của Nga, việc đó sẽ “chắc chắn sẽ dẫn tới sự đáp trả cứng rắn từ Nga”.

Doanh thu xuất khẩu nhiên liệu của Nga tăng gấp đôi mặc cấm vận

Bà Zakharova đưa ra cảnh báo trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố các lực lượng Ukraine hợp pháp nếu tấn công nhắm vào lực lượng hậu cần của Nga, nhưng họ không thể dùng vũ khí Anh.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng tùy Kyiv có quyết định mở rộng cuộc xung đột với Nga vượt qua biên giới của Ukraine, theo Đài RT.

Về phía Ukraine, trợ lý tổng thống Mykhailo Podolyak hôm nay viết trên Twitter rằng đất nước ông có quyền tự vệ bằng cách tiến hành cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ và nhà kho quân sự Nga, theo Reuters.

Xem thêm: Nguy cơ chiến sự lan rộng ngoài Ukraine

Vì sao Thụy Sĩ không cho Đức chuyển giao đạn cho Ukraine?

Thụy Sĩ mới đây từ chối hai đề nghị của Đức về việc chuyển giao đạn do Thụy Sĩ sản xuất sang Ukraine, động thái gây ra cuộc tranh luận về nguyên tắc trung lập của Thụy Sĩ.

Mỹ lo cạn kho tên lửa Stinger vì cung cấp cho Ukraine

Ban phụ trách các vấn đề kinh tế nhà nước (SECO) của Thụy Sĩ, nơi có tiếng nói cuối cùng về việc cấp và ký các giấy phép xuất khẩu vũ khí, xác nhận giới chức Đức đã có đề nghị như trên. Đức muốn biết “loại đạn nhận từ Thụy Sĩ có thể được chuyển sang Ukraine hay không", và đã nhận được câu trả lời “không” vì "liên quan đến tính trung lập của Thụy Sĩ và tiêu chuẩn bác bỏ bắt buộc của đạo luật vật liệu chiến tranh Thụy Sĩ”, phát ngôn viên truyền thông của SECO Michael Wüthrich cho Đài DW hay.

Xem thêm: Vì sao Thụy Sĩ không cho Đức chuyển giao đạn cho Ukraine?

Doanh thu xuất khẩu nhiên liệu của Nga tăng gấp đôi sau 2 tháng chiến sự

Nga đã thu về khoảng 62 tỉ euro (65 tỉ USD) nhờ xuất khẩu các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, trong đó Đức là nước mua nhiều nhất.

Báo The Guardian cho biết doanh thu của Nga đã tăng gấp đôi so với trước khi chiến sự nổ ra, và Moscow hưởng lợi từ việc giá nhiên liệu tăng mạnh dù sản lượng khai thác giảm xuống.

Đối với EU, nhập khẩu các mặt hàng này đạt mức 44 tỉ euro trong 2 tháng qua, trong khi cả năm 2021 là 140 tỉ euro, tức khoảng 12 tỉ euro/tháng.

Xem thêm: Doanh thu xuất khẩu nhiên liệu của Nga tăng gấp đôi sau 2 tháng chiến sự

Các nước EU sẽ không trả bằng đồng rúp khi nhập khẩu khí đốt Nga

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) hôm nay cho hay các nước EU đều nhất trí không trả trực tiếp cho Nga bằng đồng rúp khi nhập khẩu khí đốt, lưu ý rằng thời hạn của đợt thanh toán kế tiếp dự kiến là vào ngày 20.5, theo Reuters.

Trong đó có một quan chức EU khẳng định không có quốc gia EU nào "sẵn sàng chi trả” bằng đồng rúp và có sự đồng thuận về vấn đề này từ tất cả các nước thành viên, theo Reuters. Vị quan chức cho biết thêm Ủy ban châu Âu không cung cấp thông tin có bao nhiêu khách hàng đã mở tài khoản cho việc thanh toán nhập khẩu khí đốt với ngân hàng Nga Gazprombank.

EU lên án quyết định ngừng cung cấp khí đốt đến Ba Lan, Bulgaria của Nga

Xem thêm: Không chấp nhận trả tiền rúp, Ba Lan, Bulgaria bị Nga ngừng bán khí đốt

Xem thêm các diễn biến liên quan chiến sự Nga-Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.