Chiến sự tối 4.12: Phương Tây nên 'đảm bảo an ninh' cho Nga ?

04/12/2022 18:01 GMT+7

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một lần nữa cho thấy cách tiếp cận mềm mỏng đối với Nga, giữa lúc Ukraine và nhiều nước phương Tây kiên quyết phản đối việc nhượng bộ Moscow.

Quan chức Mỹ dự báo xu hướng chiến sự và hòa đàm

Trong khi một quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không thật sự có ý định đàm phán, lãnh đạo tình báo Washington dự đoán nhịp độ giao tranh trong những tháng tới sẽ duy trì đà giảm như hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland đã đến thăm Ukraine hôm 3.12 (giờ địa phương). Nói với các phóng viên, bà cho rằng ông Putin không chân thành hoặc không sẵn sàng thực hiện các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt xung đột.

Nga phủ nhận cáo buộc Moscow lợi dụng đàm phán để "câu giờ" củng cố lực lượng

Trong khi đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines cho biết họ dự đoán nhịp độ giao tranh ở Ukraine ở tiếp tục đà giảm như hiện nay trong những tháng sắp tới. Tình báo Mỹ cũng không có bằng chứng cho thấy lực lượng Kyiv suy giảm ý chí chiến đấu, bất chấp các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng Ukraine trong lúc mùa đông cận kề.

Xem thêm: Mỹ nói ông Putin không thật sự muốn hòa đàm, dự báo giao tranh giảm nhịp độ

Tổng thống Pháp nói về đảm bảo an ninh cho Nga

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng phương Tây nên xem xét cách giải quyết nhu cầu của Moscow về đảm bảo an ninh nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý ngồi vào bàn đàm phán hướng tới chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Pháp, Đức nói gì về tương lai quan hệ với Nga sau khi kết thúc xung đột Ukraine?

Phát biểu trên kênh truyền hình TF1 hôm 3.12, ông Macron nói rằng châu Âu cần chuẩn bị kiến ​​trúc an ninh trong tương lai, Reuters đưa tin.

Ông Macron gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Mỹ mới đây

reuters

"Điều này có nghĩa là một trong những điểm mấu chốt mà chúng ta phải giải quyết - như Tổng thống Putin luôn nói - là nỗi sợ rằng NATO sẽ đến ngay trước cửa nhà họ và việc triển khai vũ khí có thể đe dọa Nga. Chủ đề đó sẽ là một phần của câu chuyện hòa bình, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì chúng ta sẵn sàng làm, cách chúng ta bảo vệ các đồng minh và các quốc gia thành viên, và cách đưa ra những đảm bảo cho Nga vào ngày nước này quay trở lại bàn đàm phán", ông Macron nói.

Xem thêm: Mỹ, Pháp đoàn kết xuyên Đại Tây Dương vì Ukraine

Tổng thống Ukraine chỉ trích mức trần giá dầu Nga mà phương Tây áp đặt

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng việc áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga là quyết định "không nghiêm túc" và gần như không có tác động đến nguồn thu của Nga.

Mức giá trần nói trên đã được G7 và Australia thông qua sau khi được các nước EU nhất trí. Biện pháp này nhằm mục đích giảm bớt số tiền mà Nga thu được từ việc bán dầu, qua đó hạn chế ngân sách Moscow chi cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, đồng thời ngăn chặn giá dầu toàn cầu tăng đột biến.

"Bạn sẽ không gọi đó là một quyết định nghiêm túc khi đặt ra giới hạn như vậy đối với giá (dầu) Nga. Con số này vẫn khá thoải mái đối với ngân sách của một quốc gia khủng bố", ông Zelensky nói trong phát biểu qua video tối 3.12, theo The Guardian.

Nga sẽ không xuất khẩu dầu theo giới hạn trần giá của phương Tây

"Chỉ là vấn đề thời gian trước khi các công cụ mạnh hơn sẽ phải được sử dụng. Thật đáng tiếc khi thời gian này sẽ bị lãng phí", ông nói.

Nga đã nhiều lần nói rằng họ sẽ không bán dầu cho các quốc gia thực hiện chính sách trần giá. Phản ứng trước việc G7 và Úc thông qua thỏa thuận, Nga tái khẳng định họ "sẽ không chấp nhận" mức trần và đang xem xét cách đáp trả.

Xem thêm: EU vẫn bất đồng về trần giá dầu Nga dù thời hạn cận kề

Xem thêm diễn biến xung đột Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.