Chiến sự ngày 83: Sơ tán tại Azovstal, Ukraine nói Nga tăng phạm vi chiến sự

Khánh An
Khánh An
18/05/2022 05:25 GMT+7

Chiến sự tại Ukraine trong ngày 17.5, ngày thứ 83 chiến dịch quân sự của Nga, nổi bật với việc sơ tán các binh sĩ tại nhà máy thép Azovstal, bên cạnh xung đột tại nhiều nơi.

Cảnh đổ nát tại Bakhmut ở Ukraine sau khi một máy bay Nga phóng rốc két vào ngày 17.5

reuters

Đài CNN tối 17.5 dẫn lời giới chức Ukraine cho rằng lực lượng Nga có thể đang mở rộng phạm vi tấn công, với thành phố Bakhmut ở vùng Donetsk bị trúng tên lửa.

Theo cảnh sát vùng Donetsk, tên lửa phóng trúng một tòa nhà 5 tầng. Thông tin sơ bộ cho biết 1 người thiệt mạng và một đứa bé 9 tuổi bị trọng thương, trong khi chưa rõ con số thương vong chính xác.

Bakhmut là một trung tâm quan trọng của quân đội Ukraine và bệnh viện tại đây đang điều trị các thương binh. Nơi này nằm cách tiền tuyến gần Popasna khoảng 20 km. Trước đó vào sáng 17.5, một ngôi trường và một số cơ sở hạ tầng ở Bakhmut cũng trúng tên lửa. Phía Nga chưa bình luận về thông tin trên.

Xem nhanh: Chiến sự Nga-Ukraine sang ngày 83, sơ tán binh sĩ ở Azovstal

Nga gia tăng không kích tại nhiều nơi

Ở vùng Chernihiv phía bắc Kyiv, ông Vyacheslav Chaus, người đứng đầu chính quyền tại đây, cho biết phía Nga đã “khai hỏa tên lửa vào làng Desna” vào sáng 17.5 (giờ địa phương). Theo ông Chaus, 8 người chết, 12 người khác bị thương. Desna cách biên giới Belarus khoảng 64 km, trang ukrinform.net đưa tin. Nga chưa bình luận về thông tin này.

Tại tỉnh đông bắc Sumy gần biên giới Nga, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine cho biết Nga dội pháo từ bên kia biên giới. Ông Dmytro Zhyvytskyy, Thống đốc Sumy, ghi nhận nơi đây trải qua chiến sự ác liệt, với súng cối, súng phóng lựu được phía Nga sử dụng.

Bên cạnh đó, giới chức Nga cũng xác nhận đã xảy ra giao tranh tại khu vực. Ông Roman Starovoit, Thống đốc vùng Kursk của Nga, cho biết vào rạng sáng 17.5 (giờ địa phương), một ngôi làng thuộc vùng Kursk giáp biên giới Ukraine bị tấn công bằng vũ khí hạng nặng. Một số ngôi nhà bị phá hủy nhưng không có thương vong, theo TASS.

Ukraine nói xung đột vào thế dai dẳng, Nga tố Anh, Mỹ làm bế tắc đàm phán

Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã phóng tên lửa phá hủy các lô hàng vận chuyển vũ khí viện trợ từ phương Tây, bao gồm Mỹ, cho Ukraine ở tỉnh Lviv, sát biên giới Ba Lan.

Xem thêm: Chiến sự Ukraine đến tối 17.5: Nga mở rộng phạm vi công kích

Sơ tán thương binh Ukraine ở Azovstal

Các binh sĩ Ukraine cố thủ ở cảng Mariupol trong nhiều tháng qua đã bắt đầu được "di tản" vào ngày 16.5. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cho biết 53 thương binh trong nhà máy thép Azovstal đã được đưa đến bệnh viện ở thị trấn Novoazovsk do Nga kiểm soát, cách đó khoảng 32 km về phía đông. 211 người khác được đưa đến thị trấn Olenivka nằm trong khu vực do phe ly khai kiểm soát. Các binh sĩ này sẽ được trao đổi tù binh với Nga trong tương lai.

Quân đội Ukraine cho biết họ đã "ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị đóng quân tại Azovstal cứu tính mạng của các binh sĩ" và tuyên bố lực lượng tại đây đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.

Theo Reuters, động thái này có thể đánh dấu sự kết thúc của trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong xung đột Ukraine cho đến nay và là một thất bại đáng kể của Ukraine. Mariupol đã trở nên hoang tàn sau cuộc bao vây kéo dài nhiều tháng của Nga.

Liên minh châu Âu mở đường cho các công ty mua khí đốt Nga

Trong khi đó, phía Nga cho biết đến chiều 17.5, có 265 lính Ukraine ở nhà máy thép Azovstal đã “đầu hàng” theo thỏa thuận với Kyiv. Bộ Quốc phòng Nga cho hay 51 binh sĩ trong số này bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện ở Donetsk để điều trị.

Xem thêm: Nga cho thương binh Ukraine rời Azovstal, Kyiv kết thúc nhiệm vụ chiến đấu ở Mariupol

Phần Lan, Thụy Điển sắp nộp đơn vào NATO

Theo CNN, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho hay nước này và Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18.5.

Bà cho biết tại buổi họp báo chung tại Stockholm với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16.5 có vẻ không quá căng thẳng về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO và nói rằng Moscow không có vấn đề gì nếu cả Thụy Điển và Phần Lan gia nhập vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

"Tôi muốn thông báo với các bạn, các đồng nghiệp thân mến, rằng Nga không có vấn đề gì với những quốc gia đó. Vì vậy, về mặt này, việc mở rộng [NATO] khi thêm các nước đó không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào cho Nga. Nhưng việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự vào lãnh thổ các nước này thì chắc chắn buộc chúng tôi phải phản ứng. Nhưng phản ứng là gì thì phải đợi xem mối đe doạ nào được tạo ra với chúng tôi”.

Nga giải thích vì sao 'dịu' với Thụy Điển, Phần Lan mà 'căng' với Ukraine?

Xem thêm: Ông Putin nói gì về việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO?

Nga rút khỏi Hội đồng các quốc gia biển Baltic

Cũng trong ngày 17.5, AFP đưa tin Nga thông báo rút khỏi Hội đồng các quốc gia biển Baltic (CBSS) giữa căng thẳng với phương Tây sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

CBSS có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) và là diễn đàn chính trị về hợp tác khu vực với 11 thành viên, trong đó có Đức, Phần Lan, Na Uy và nhiều nước châu Âu khác. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng CBSS đang trở thành “công cụ cho chính sách chống Nga” và “ngày càng vướng vào hội chứng bài Nga và gian dối”.

“Chúng tôi xem sự hiện diện thêm nữa của quốc gia (Nga) trong CBSS là không phù hợp và phản tác dụng”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga. Moscow cho hay CBSS dự định sẽ họp tại Na Uy vào ngày 25.5 mà không có sự tham gia của Nga, đồng thời cáo buộc tổ chức này lấy phần đóng góp của Nga trong ngân sách.

Nga hủy tư cách thành viên Hội đồng châu Âu, xem xét rút khỏi WTO, WHO

Xem thêm: Nga rút khỏi Hội đồng các quốc gia biển Baltic, cáo buộc phương Tây ‘gây chiến’

EU hướng dẫn cho các công ty mua khí đốt Nga

Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra hướng dẫn mới nhằm giúp các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể mua khí đốt của Nga mà không vi phạm các lệnh cấm vận.

Tháng trước, EC tuyên bố các công ty có thể trả tiền mua khí đốt từ Nga mà không vi phạm các lệnh cấm vận của EU đối với Moscow nếu tuân thủ những yêu cầu cụ thể. Thông báo được đưa ra sau khi Nga buộc khách hàng nước ngoài trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Tháng trước, Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria vì hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp như Nga yêu cầu.

Thị trấn Bắc Cực đóng băng quan hệ với Nga

Xem thêm: EU bật đèn xanh cho các công ty mua khí đốt Nga

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.