Chiến sự ngày 133: Ukraine tổn thất phân nửa số hệ thống tên lửa HIMARS?

07/07/2022 05:00 GMT+7

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng vũ trang nước này đã phá hủy hai hệ thống tên lửa tối tân do Mỹ sản xuất là tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS), trong bối cảnh Nga gia tăng sức ép ở Donetsk.

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS)

afp

Nga, Ukraine tranh cãi về HIMARS

TASS dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết hai hệ thống HIMARS bị phá hủy đã được Mỹ và đồng minh cung cấp cho Kyiv và được các đơn vị Ukraine triển khai ở miền đông. Bên cạnh HIMARS, quân Nga còn bắn phá hai kho chứa rốc két nạp cho HIMARS gần tiền tuyến ở một ngôi làng phía nam thành phố Kramatorsk thuộc Donetsk.

Nga nói phá hủy hệ thống HIMARS ở Donbass, Ukraine bác bỏ

Reuters dẫn báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho biết, tính đến đầu tháng 7, Ukraine chỉ mới tiếp nhận 4 hệ thống HIMARS. Nếu đây là sự thật, điều này có nghĩa là Nga đã phá hủy phân nửa số HIMARS hiện có. Mỹ cam kết sẽ chuyển giao tổng cộng 8 hệ thống vào giữa tháng 7.

Kyiv đã bác bỏ thông tin trên, gọi đây là tin vịt.

Bên cạnh đó, trước những lời tố cáo của phía Ukraine rằng tên lửa Nga bắn trúng khu vực dân cư ở miền đông, Bộ Quốc phòng Nga một lần nữa khẳng định không tấn công dân thường và đang sử dụng vũ khí độ chính xác cao để loại trừ các mối đe dọa quân sự.

Còn Ukraine cho biết vẫn đang tiếp tục chặn đà tiến của quân Nga về phía Donetsk. Tuy nhiên, thành phố Sloviansk và đô thị Kramatorsk kế bên tiếp tục bị bắn phá dữ dội.

“Chúng tôi đang giữ chân đối phương ở giới tuyến (Luhansk/Donetsk)”, Reuters dẫn lời ông Serhiy Haidai, Tỉnh trưởng Luhansk. Bộ Quốc phòng Anh cũng dự báo trận chiến ở Sloviansk nhiều khả năng sẽ là chiến trường then chốt kế tiếp, góp phần quyết định số phận của Donbass.

Xem nhanh: Ngày 133 chiến dịch quân sự, Ukraine quyết phòng thủ Donetsk, Nga lại cảnh báo phương Tây về viện trợ vụ khí

Ông Pavlo Kyrylenko, Tỉnh trưởng Donetsk, thúc giục người dân rời khỏi nơi này, trong lúc báo đài Ukraine đưa tin về nhiều trường hợp thương vong vì trúng pháo kích.

Hơn 14 tỉ USD để tái thiết Mariupol

Tối 6.7 (giờ Việt Nam), TASS dẫn thông tin từ chính quyền Nga đang quản lý Mariupol cho hay cảng của thành phố này đang hoạt động hết công suất. Nga bắt đầu kiểm soát Mariupol từ ngày 20.5 sau thời gian dài giao tranh ác liệt tại đây.

Cảnh tượng bị tàn phá ở Mariupol

reuters

Trong khi đó, ông Vadym Boichenko, Thị trưởng được chính quyền Kyiv bổ nhiệm tại Mariupol, ước tính công cuộc tái thiết thành phố này có lẽ cần hơn 14 tỉ USD, kéo dài từ 7 đến 10 năm.

Trên tài khoản Telegram, ông cho biết hơn 1.350 tòa nhà cao tầng và 40% số nhà dân bị phá hủy hoặc tổn hại do chiến sự.

EU bàn "kế hoạch Marshall" tái thiết Ukraine, Kyiv nói cần 750 tỉ USD để hồi phục

Dự luật kinh tế đặc biệt của Nga

Cùng ngày 6.7, quốc hội Nga thông qua hai dự luật nhằm tăng cường kiểm soát nền kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa cho quân đội và buộc người lao động ở một số công ty phải làm thêm giờ.

“Trong bối cảnh các chiến dịch quân sự được lực lượng vũ trang liên bang Nga triển khai ngoài lãnh thổ Nga, bao gồm tại Ukraine, hiện đang có nhu cầu sửa chữa vũ khí, thiết bị quân sự và cung cấp cho quân đội các phương tiện vật chất lẫn kỹ thuật”, theo Reuters dẫn lời chú giải về một dự luật.

Một khi được Tổng thống Vladimir Putin ký thành luật, hai dự luật trên sẽ cho phép chính phủ Nga ban hành “các biện pháp kinh tế đặc biệt”, áp dụng trong giai đoạn Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Quốc hội Nga phê chuẩn dự luật kép kiểm soát kinh tế thời chiến

Xem thêm: Quốc hội Nga phê chuẩn dự luật kép kiểm soát kinh tế thời chiến

Trong một diễn biến liên quan, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh EU cần chuẩn bị các phương án khẩn cấp để tiến tới ngừng hẳn việc sử dụng khí đốt của Nga trong thời gian tới.

Nạn đói gia tăng

Các cơ quan Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng đói kém một lần nữa đã gia tăng trong năm ngoái, và chiến sự tại Ukraine cùng với biến đổi khí hậu đang làm nghiêm trọng hơn tình hình và có thể kéo theo các đợt di tản ở mức chưa từng có trong năm nay, theo Reuters.

Cảng Mariupol được cho đã quay lại hoạt động hết công suất

reuters

Đến 828 triệu người, gần 10% dân số thế giới, bị ảnh hưởng bởi nạn đói trong năm 2021, tăng hơn 46 triệu người so với năm 2020 và hơn 150 triệu người so với năm 2019. Đây là số liệu do các cơ quan Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Lương Nông Thế giới, Chương trình Thực phẩm Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới hợp lực tổng hợp và báo cáo trong năm 2022.

Ông David Beasley, Tổng giám đốc điều hành Chương trình Thực phẩm Thế giới, cảnh báo số người bị đói sẽ còn gia tăng trong những tháng tới. Chiến sự giữa Nga và Ukraine đang làm tăng giá thực phẩm, nhiên liệu và phân bón, từ đó sẽ đẩy thêm nhiều nước đến tình trạng bị đói.

Đảo Rắn bỏ hoang, vì sao hết Nga đến Ukraine oanh tạc?

Nga và Ukraine lần lượt là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba và thứ tư của thế giới, trong khi Nga còn là nhà xuất khẩu chính về nhiên liệu và phân bón.

Cuộc chiến đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu của hai nước, đẩy giá thực phẩm thế giới tăng lên mức cao chưa từng có, gây sức ép nặng nề cho những nước đang phát triển.

Xem thêm tình hình chiến sự:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.