Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh

Phạm Đức
Phạm Đức
11/03/2024 10:47 GMT+7

Cây trôi cổ thụ mọc ngay đầu làng Đông Đoài (xã Hoà Lạc, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã hơn 400 năm tuổi, hiện vẫn đang phát triển tươi tốt và được người dân xem như là 'báu vật'.

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 1.

Đầu làng Đông Đoài (xã Hoà Lạc, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) có một cây trôi cổ thụ mọc trên cồn đất cạnh ruộng lúa của người dân. Cây cao khoảng 25 m, tán rộng khoảng 30 m, đường kính gốc khoảng 3 m.

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 2.

Cây có dáng rất bề thế, nhiều ụ nổi nhô ra bao quanh phần gốc

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 3.

Trên phần thân, nhánh cây trôi có rất nhiều cây dây leo bám chặt

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 4.

Kể từ năm 2015, khi cây trôi này được T.Ư Hội Sinh vật cảnh Việt Nam công nhận là Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, chính quyền địa phương và người dân càng đề cao việc chăm sóc, bảo vệ cây

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 5.

Người dân nơi đây còn góp tiền xây dựng khuôn viên xung quanh cây trôi và từ lâu nơi này trở thành điểm vui chơi, giải trí của người dân Đông Đoài

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 6.

Theo người dân địa phương, cây trôi có tuổi đời hơn 400 năm, trải qua bao biến cố lịch sử nhưng vẫn đang phát triển tươi tốt, cành lá xum xuê. Cây không chỉ che chở, bảo vệ làng mạc, thôn xóm trước mưa sa, nắng táp mà còn là chứng tích của lịch sử nên được người dân xem như là "báu vật".

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 7.

Ngoài giá trị lịch sử, cây trôi cổ thụ cũng được xem là cây biểu tượng về mặt tâm linh của người dân địa phương. Vào những ngày rằm, lễ tết, người dân vẫn ra gốc cây thắp hương, cầu mong bình an đến với người thân, gia đình.

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 8.

Ông Nguyễn Văn Điền, Chủ tịch UBND xã Hoà Lạc, cho hay trong các thời kỳ chiến tranh, khu vực cây trôi cổ thụ này là nơi hội họp, giao liên của nhân dân trong vùng để bàn kế hoạch chống kẻ địch. Sau chiến tranh, đây là nơi người dân hay lui tới để sinh hoạt văn hoá, thể thao.

PHẠM ĐỨC

Chiêm ngưỡng cây trôi cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở Hà Tĩnh- Ảnh 9.

"Bao năm nay, người dân Đông Đoài vẫn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và tạo nên cảnh quan gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Thời gian gần đây, nhiều du khách cũng hay ghé qua để chiêm ngưỡng dáng vẻ cổ thụ của cây trôi này", ông Điền nói.

PHẠM ĐỨC

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.