Chạy theo cảnh báo

17/01/2014 01:59 GMT+7

Từ sữa, đến đồ chơi và bây giờ là quần áo chứa hóa chất độc hại, hệ thống cảnh báo các nguy cơ mất an toàn từ hàng hóa nhập khẩu của chúng ta hầu như chưa bao giờ phát huy tác dụng. Thực tế cho thấy, phần lớn việc kiểm nghiệm hàng hóa, thực phẩm lâu nay luôn chạy theo các cảnh báo của nước ngoài hoặc chỉ phát hiện một số chất độc được nhắm đến chứ chưa kiểm soát được trọn vẹn các độc tố trong hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.

Từ sữa, đến đồ chơi và bây giờ là quần áo chứa hóa chất độc hại, hệ thống cảnh báo các nguy cơ mất an toàn từ hàng hóa nhập khẩu của chúng ta hầu như chưa bao giờ phát huy tác dụng. Thực tế cho thấy, phần lớn việc kiểm nghiệm hàng hóa, thực phẩm lâu nay luôn chạy theo các cảnh báo của nước ngoài hoặc chỉ phát hiện một số chất độc được nhắm đến chứ chưa kiểm soát được trọn vẹn các độc tố trong hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.

Theo quy định của luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tất cả các loại hàng hóa, trước khi nhập khẩu hoặc đưa ra thị trường đều phải được kiểm tra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tế là các cơ quan chức năng hiện không thể kiểm soát được hết hàng hóa trong nước, bởi tính chất kinh doanh nhỏ lẻ - chưa kể hàng nhập lậu tràn lan. Ngay cả đối với sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu, dù đã qua kiểm tra của cơ quan chức năng nhưng cũng không thể khẳng định sự an toàn vì việc kiểm nghiệm hiện nay của chúng ta chỉ dừng lại ở một số hóa chất được nhắm đến, chứ không thể kiểm tra để phát hiện các độc chất có thể gây hại. Ví dụ trong vải và hàng dệt may, tiêu chuẩn VN hiện chỉ cấm các chất như formaldehyde, thuốc nhuộm Aro, kim loại nặng… vốn đã từng gây ra sự cố do nước ngoài cảnh báo, chứ chưa có quy định cấm các chất độc NPE - một chất có thể gây rối loạn phát triển sinh lý ở trẻ nhỏ mà Tổ chức Hòa Bình Xanh thế giới vừa cảnh báo.

Cũng giống như sự chồng chéo trong quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra biết bao hệ lụy lâu nay, việc quản lý chất lượng hàng hóa nói chung hiện cũng tạo nhiều kẽ hở cho các vi phạm về chất lượng gia tăng và làm cho hệ thống kiểm soát không đạt hiệu quả. Chẳng hạn, trở lại với câu chuyện chất NPE trong quần áo trẻ em kể trên, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói đó là việc của Bộ Công thương. Còn đại diện Bộ Công thương, mặc dù thừa nhận châu u đã cấm giới hạn chất này từ năm 2007 nhưng nay “khi đã có cảnh báo, chúng tôi sẽ sớm nghiên cứu soạn thảo quy chuẩn” (?). Không biết “sớm” là bao giờ, chỉ biết rằng, hiện các cơ quan chức năng về quản lý chất lượng sản phẩm đang thiếu một hệ thống kiểm soát chủ động.

Điều này lý giải tại sao, hầu hết các vụ hàng hóa, sản phẩm, thực phẩm mất an toàn được phát hiện vừa qua đều không phải do các cơ quan chức năng công bố mà thường bắt nguồn từ các cơ quan truyền thông, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc từ nước ngoài.

Lẽ ra, thay vì thụ động đóng dấu vào các hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng cần chủ động kiểm soát và cảnh báo các nguy cơ trong từng sản phẩm, tại từng thời điểm, vì quyền lợi người tiêu dùng.

An Nguyên

>> Bó tay với hàng Trung Quốc nhiễm độc
>> Công bố chấn động về chất độc hại trong quần áo, giày dép trẻ em
>> Đủ loại chất độc trong quần áo trẻ em Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.