Vì 'nồi cơm' lớn

25/06/2015 05:21 GMT+7

Chính phủ vừa quyết định miễn visa cho công dân 5 nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý vào VN. Động thái này nằm trong một kế hoạch dỡ bỏ rào cản để thúc đẩy tăng trưởng du lịch mà giới đầu tư, kinh doanh khách sạn, du lịch, các hãng hàng không VN chờ đợi từ rất lâu.

Chính phủ vừa quyết định miễn visa cho công dân 5 nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý vào VN. Động thái này nằm trong một kế hoạch dỡ bỏ rào cản để thúc đẩy tăng trưởng du lịch mà giới đầu tư, kinh doanh khách sạn, du lịch, các hãng hàng không VN chờ đợi từ rất lâu.
Bởi lâu nay, phí visa cao, thủ tục làm visa phiền hà khiến nhiều người nước ngoài ngán ngại, chọn điểm đến du lịch là các nước Thái Lan, Malaysia... thay vì VN. Các con số về lượng khách du lịch vào VN giảm liên tục từ năm 2014 đến nay đã phần nào cho thấy điều này.
Một tính toán chi tiết của nhóm chuyên gia về du lịch ở Diễn đàn doanh nghiệp VN giữa kỳ ngày 9.6 vừa qua cho thấy, nếu bỏ visa cho một số nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand thì sẽ có thêm khoảng 160.000 lượt khách tới VN. VN có thể giảm 11 triệu USD lệ phí thị thực nhưng ngành du lịch, khách sạn lại tăng thu 200 triệu USD (tính trung bình 1 du khách tiêu 102 USD/ngày).
Không chỉ ngành du lịch, hiện nay, trong quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, theo tổ công tác liên ngành, đang xuất hiện những trở lực như một số bộ, ngành vẫn dự thảo ra những thông tư, chính sách làm phát sinh thêm thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho DN. Ví dụ mới đây, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đưa ra quy định kiểm dịch với cả gỗ dăm xuất khẩu... với lệ phí thu có những lô hàng lên tới hàng chục triệu đồng. Những chính sách như vậy, được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho là, ngược dòng cải cách, chỉ bảo vệ cho lợi ích ngành, cho người thu phí.
Những câu chuyện khác nhau nhưng đều có chung một vấn đề: Khi tổ chức, cá nhân ra sức bảo vệ “nồi cơm” của cá nhân, của bộ, ngành mình thì “nồi cơm” của quốc gia sẽ bé lại. Và chỉ khi những “nồi cơm” cục bộ của các cá nhân, của một ngành nào đó bị đập vỡ, lợi ích quốc gia mới thực sự lớn lên, mỗi cá nhân sẽ nhận được lợi ích của mình trong “nồi cơm” lớn ấy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.