Văn hóa mạng cũng cần chuẩn mực

21/11/2015 07:26 GMT+7

Gần đây, dư luận và báo chí sôi nổi góp ý và tranh luận việc sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt là việc tỉnh An Giang xử phạt công dân mạng nói xấu chủ tịch tỉnh.

Gần đây, dư luận và báo chí sôi nổi góp ý và tranh luận việc sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt là việc tỉnh An Giang xử phạt công dân mạng nói xấu chủ tịch tỉnh.

Việc khen chê tùy vào cảm nhận và quan điểm của từng người, thuộc phạm trù đạo đức. Nhưng nếu đến mức nói xấu, bôi bác, chửi bới, vu khống thì cần bị pháp luật chế tài.
Mục đích ban đầu của mạng xã hội là kết nối, giao lưu và chia sẻ. Do phát triển quá nhanh, mạng xã hội đã bộc lộ những mặt trái nguy hại mà cả pháp luật lẫn văn hóa cộng đồng chưa kịp thích ứng. Thậm chí đang trở thành mảnh đất màu mỡ của những người bệnh hoạn, thích a dua, khoái “ném đá giấu tay”, “mượn gió bẻ măng”, “gắp lửa bỏ tay người”...
Ước tính mỗi ngày, mỗi người Việt sử dụng mạng xã hội bình quân 2 giờ rưỡi. Thời lượng khá lớn so với nhiều nước khác. Mọi việc tốt xấu, chỉ cần vài giây, mạng xã hội đã truyền thông tin đến cả thế giới. Nhiều người cho rằng đó là thế giới ảo nên muốn làm gì, nói gì cũng được. Ngược lại, không ít người khẳng định “Mạng xã hội là sản phẩm cụ thể của thế giới thật nên phải cẩn trọng”. Khác với giấc mơ, chỉ mình biết, nếu không nói ra. Mạng xã hội, trái lại tràn ngập tính thực tiễn của cuộc sống. Đã có những hậu quả chết người từ việc “ném đá” trên mạng xã hội. Nhiều công ty đã có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng mạng xã hội.
Hiến pháp quy định tự do ngôn luận là quyền căn bản của công dân với điều kiện không được xúc phạm và làm tổn thương người khác. Nghĩ thì thế nào cũng được, chỉ có thể đoán chứ chưa ai đọc được suy nghĩ người khác. Nhưng nói thì phải cân nhắc và “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói. Lời nói gió bay còn vậy, huống nữa viết ra giấy, đặc biệt là đưa lên mạng. Mạng xã hội là thế giới thật, của người thật (dù không ít kẻ giả danh) có tốc độ lan truyền khủng khiếp. Tốt hay xấu từ đó cũng tác hại khôn lường.
Mạng cá nhân sẽ không còn riêng tư nếu để public cho cả thế giới vào bàn tán khen chê, chửi bới. Do vậy, không thể biện minh cho sự tùy tiện hành xử kiểu tâm lý đám đông thiếu suy nghĩ. Đã đến lúc, phải có những quy định pháp luật cụ thể và cả chuẩn mực văn hóa trên mạng xã hội như trong cuộc sống. Phải chặn đứng những thân phận bị hại tức tưởi vì xảo ngôn trên mạng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.