Thỏa thuận đặc quyền

28/03/2012 03:42 GMT+7

“Thỏa thuận hợp tác” có vẻ là sáng tạo đặc biệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Năm 2009, khi là Chủ tịch Tập đoàn dầu khí (PVN), ông đã chủ động ký Thỏa thuận hợp tác với Bộ Tư pháp để được cung cấp, hướng dẫn các nội dung chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, luật quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của PVN; được hỗ trợ, tư vấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của toàn tập đoàn...

“Thỏa thuận hợp tác” có vẻ là sáng tạo đặc biệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Năm 2009, khi là Chủ tịch Tập đoàn dầu khí (PVN), ông đã chủ động ký Thỏa thuận hợp tác với Bộ Tư pháp để được cung cấp, hướng dẫn các nội dung chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, luật quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của PVN; được hỗ trợ, tư vấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của toàn tập đoàn...

Và nay khi trở thành Bộ trưởng Bộ GTVT, ông lại tiếp tục có một thỏa thuận hợp tác tương tự với người kế nhiệm mình tại PVN.

Nhưng rất tiếc, những thỏa thuận này có “vấn đề” cả về mặt nội dung và hình thức.

Về hình thức, việc ký kết này vi phạm nguyên tắc đối đẳng. Bộ GTVT là cơ quan quản lý nhà nước, đại diện quốc gia, nếu có thì chỉ có thể ký hợp tác với một bộ đồng ngành của một quốc gia khác. Viện Nghiên cứu phát triển giao thông thì có thể ký kết văn bản dạng này, nhưng bất kỳ một đơn vị quản lý nhà nước nào trong Bộ GTVT thì không thể.

Về mặt nội dung, nó vi phạm nguyên tắc về môi trường kinh doanh bình đẳng. Bộ là cơ quan hoạch định chính sách, bất kể chính sách gì đưa ra đều phải đảm bảo công bằng cho tất cả doanh nghiệp. Nếu muốn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với văn bản chính sách, thì phải tạo bình đẳng chứ không thể tạo điều kiện cho riêng một doanh  nghiệp nào (trong trường hợp này được hiểu là doanh nghiệp có ký thỏa thuận hợp tác).

Theo thỏa thuận hợp tác thì Bộ GTVT: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho PVN trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, công bố mở, quản lý, khai thác các cảng biển, cảng, bến thủy nội địa... theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và quy hoạch phát triển ngành GTVT đường thủy nội địa VN; Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho PVN và các đơn vị thành viên trong công tác giải quyết các thủ tục đăng ký, đăng kiểm, mua bán các phương tiện vận tải...; Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của PVN như xăng, xăng E5, dầu, dịch vụ tài chính, bảo hiểm;...

Có thỏa thuận như thế này: Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách tổng thể và phù hợp để phát triển nhiên liệu sinh học một cách đồng bộ; sớm ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng xăng E5 và lộ trình sử dụng xăng E10; Ủng hộ và kiến nghị với các cấp thẩm quyền T.Ư và địa phương tạo điều kiện thuận lợi phát triển sử dụng LPG, CNG cho hệ thống xe buýt, xe taxi và các xe ô tô khác tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc...

Và còn rất nhiều thỏa thuận cụ thể khác, thể hiện đặc quyền mà Bộ GTVT sẽ dành cho PVN, khiến bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thèm thuồng và... tức giận.

Trách nhiệm của PVN là “hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT triển khai ứng dụng và sử dụng rộng rãi các sản phẩm mới của PVN” nhưng không nói rõ là bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động của một cơ quan hành pháp chính trị là phải từ ngân sách, nếu các nhà chính trị mà cũng tìm kiếm thu nhập từ các “thỏa thuận hợp tác” với các tập đoàn thì không thể hy vọng những chính sách mà họ đệ trình có thể vô tư để tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.

An Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.