Đừng quên tầm vóc

06/02/2015 03:00 GMT+7

Cách đây 4 năm, Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người VN giai đoạn 2011 - 2030 (Đề án 641), với mục tiêu phát triển thể lực tầm vóc người VN trong 20 năm tới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và từng bước cải thiện hình ảnh giống nòi, góp phần tăng tuổi thọ cho người VN.

Cách đây 4 năm, Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người VN giai đoạn 2011 - 2030 (Đề án 641), với mục tiêu phát triển thể lực tầm vóc người VN trong 20 năm tới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và từng bước cải thiện hình ảnh giống nòi, góp phần tăng tuổi thọ cho người VN.

Đề án này ra đời vô cùng cần thiết vì ai cũng biết thể lực, tầm vóc người VN còn khá khiêm tốn, rất cần được cải thiện. Chưa cần so với Nhật Bản hay Hàn Quốc vốn đã vượt trội hơn về thể hình, mà chỉ cần đối chiếu với các nước trong khu vục Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia cũng thấy thể lực, tầm vóc người VN không bằng, cả về sức mạnh, chiều cao, độ dày hình thể. Do vậy, khi đề án bắt đầu được triển khai thì nhiều người hy vọng nhận thức, thói quen và việc rèn luyện thân thể của đại bộ phận người VN sẽ từ đó có điểm tựa để thay đổi theo hướng tích cực.
Thế nhưng 4 năm qua đề án vẫn thực thi một cách ì ạch. Các lý do như thiếu cơ chế đặc thù, thiếu các giải pháp đồng bộ giữa các bộ ngành, thiếu việc huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội để mọi người cùng quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, thiếu tiền… làm đề án như bị giậm chân tại chỗ. Nhiều người đã chất vấn, đặt vấn đề tại sao ban điều phối lại không mạnh dạn có hướng tháo gỡ sớm khi phát hiện những bất cập, khiếm khuyết trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn bộ ngành nào không hợp tác, nơi nào thiếu những nghiên cứu, ứng dụng, chậm tuyên truyền, giáo dục… thì phải có những rà soát, chấn chỉnh kịp thời. Đâu thể nào vì một khâu bị ách rồi tự mình làm khó mình, không tham mưu kịp thời với Chính phủ để đề án cứ mãi nằm trên giấy mà không đi vào thực tiễn cuộc sống.
Nhìn sang người Nhật sau Thế chiến 2, họ đã làm rất quyết liệt trong việc cải thiện giống nòi, kiên trì, có tính mục tiêu rất rõ ràng theo từng giai đoạn và chỉ sau 30 năm đã có bước nhảy thần kỳ. Tầm vóc người Nhật cứ 10 năm tăng trung bình 3,3 cm, thanh niên 20 tuổi cao hơn 10 cm so với những người 40 đến 50 tuổi. Đó là kết quả của quá trình đồng bộ hóa với những giải pháp căn cơ thiết thực. Vì thế, để đề án phát triển thể lực, tầm vóc của người VN đến năm 2030 chỉ cần tăng lên thêm từ 2,5 - 3 cm như mục tiêu hướng đến thì cần phải có những quyết sách phù hợp, làm một cách quyết liệt, mạnh mẽ. Nếu không chúng ta sẽ lại tự cột chân mình và nhìn các nước xung quanh nhảy vọt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.