Chuyện làm nhục trên Facebook

Tội danh “làm nhục người khác” được quy định tại điều 121 bộ luật Hình sự năm 1999. Nội dung của hành vi làm nhục được xác định là “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”.

Tội danh “làm nhục người khác” được quy định tại điều 121 bộ luật Hình sự năm 1999. Nội dung của hành vi làm nhục được xác định là “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”.

Ở thời điểm đó, Facebook chưa ra đời; pháp luật của chúng ta cũng chưa thể giả thiết rằng có một trang mạng gọi là Facebook và trên trang mạng đó người dùng có thể đăng tải thoải mái những hình ảnh và ý kiến của mình lên. Chính vì vậy mà hành vi làm nhục được hiểu là các tác động cụ thể như xé áo, lột quần, cạo đầu bôi vôi, đánh mắng một nạn nhân ngay giữa nơi công cộng.
Cuộc sống phát triển, Facebook ra đời. Facebook khá hay vì nó là phương tiện giao lưu, tâm sự, kết nối, bày tỏ ý tưởng của mọi người. Thế nhưng cũng có một bộ phận người dùng Facebook như một cách công khai làm nhục, lăng mạ người khác. Điều hiển nhiên là những thông tin đưa trên Facebook được nhiều người vào xem và có thể lan tỏa rất nhanh trên mạng. Tính chất “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác” trong trường hợp này là rất thật, thậm chí là rất nghiêm trọng nhưng...
Báo chí đưa một thanh niên đã đăng 26 bài có nội dung thô tục và đưa 9 hình ảnh nhạy cảm của người bạn gái cũ lên Facebook rồi hô hào mọi người cùng vào xem mà chỉ phải làm bị đơn một vụ kiện dân sự, ra tòa xin lỗi sau 2 năm nạn nhân quyết định khởi kiện. Hành vi vi phạm đáng lẽ phải thuộc phạm trù xử lý hình sự nhưng bộ luật Hình sự chưa có quy định cụ thể nên các cơ quan tố tụng lướng vướng, phải chuyển qua xử lý theo bộ luật Dân sự. Điều đó không chỉ là thiệt thòi riêng nạn nhân mà là cái thiệt thòi chung cho pháp luật quốc gia.
Quan điểm của pháp luật tố tụng hình sự rất rõ ràng: Bản chất của hành vi quyết định tội danh. Khi đã chấp nhận định nghĩa của khái niệm làm nhục là “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” thì rõ ràng là hành vi xúc phạm này không chỉ được hiểu qua hành động cụ thể (xé áo quần, cởi truồng...) và cũng không cấm chúng ta nghĩ đến hành vi viết bài bôi nhọ hay trưng hình ảnh nhạy cảm của nạn nhân ra. Một người bị xé áo quần nơi công cộng có thể bị cả chục người biết nhưng một người bị viết bài thô tục và đưa hình ảnh nhạy cảm lên Facebook thì số người biết lớn hơn nhiều. Hành vi nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hơn? Cho nên, căn cứ vào bản chất hành vi, các cơ quan tố tụng vẫn có thể giải quyết vụ án hình sự làm nhục người khác qua Facebook được.
Chuyện đi đầu bao giờ cũng khó, nhất là xét xử một vụ án làm nhục người khác qua Facebook để có thể tạo ra một loại án lệ mới. Nhưng dù khó thì cũng không có nghĩa là các cơ quan tố tụng không làm được. Chứng cứ trong trường hợp này rất rõ ràng. Vì vậy, dư luận chung của người dân là mong các cơ quan tố tụng xử lý hình sự hành vi làm nhục người khác qua Facebook để có án lệ trong khi chờ đợi sửa đổi, bổ sung của bộ luật Hình sự.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.