Chàng trai gây xôn xao khi nuôi cá sấu như thú cưng

16/03/2023 13:46 GMT+7

Một chàng trai nuôi con cá sấu như thú cưng của mình. Anh đã dành thời gian với con cá sấu và thậm chí còn để nó tự đi lại trong nhà, ngủ trên giường để được ôm ấp.

Chàng trai gây xôn xao khi nuôi cá sấu như thú cưng - Ảnh 1.

Chàng trai gây xôn xao khi nuôi cá sấu như thú cưng

CHỤP MÀN HÌNH TRANG NEW YORK POST

Theo tờ New York Post ngày 14.3, con cá sấu có tên là Gamora. Nó được đặt tên như vậy do sự tương đồng giữa tính cách của nó và nhân vật hoạt hình Gamora trong bộ truyện tranh của Marvel.

Jonathan Araiza (29 tuổi) ở San Luis Potosí, Mexico, nói: “Tôi gọi con cá sấu như vậy bởi vì khi tôi mua nó là một con vật nhỏ, màu xanh lá cây và hung dữ”.

Chủ sở hữu vật nuôi kỳ lạ này tuyên bố rằng con cá sấu của anh ta không nguy hiểm như danh tiếng của nó, mặc dù anh ta thừa nhận rằng điều đó là bất thường.

“Có rất ít trường hợp cá sấu có thể thích nghi với điều kiện nuôi nhốt tốt như vậy, thực tế là đối với các loài cá sấu nói chung thì Gamora là một con vật ngoan ngoãn đến mức cho phép bạn bế nó”, Araiza nói.

Chế độ ăn của Gamora bao gồm: thỏ, chuột, thịt bò, gà và một số loài giáp xác... được mua trước khi giết mổ từ trại giống.

Chàng trai gây xôn xao khi nuôi cá sấu như thú cưng - Ảnh 2.

Araiza cực kỳ yêu mến con cá sấu

CHỤP MÀN HÌNH TRANG NEW YORK POST

Araiza hiểu rõ quy trình tỉ lệ và công việc bảo trì để chăm sóc đúng cách cho con cá sấu cưng của mình. Đầu tiên Araiza sẽ kiểm tra nhiệt độ môi trường cho Gamora, sau đó rửa bộ lọc hàng ngày để tránh nước bẩn.

“Tôi kiểm chứng rằng Gamora không có vết trầy xước và nhìn chung vẫn ổn định. Đến thời điểm đó nó sẽ ra ngoài hoặc ở trong khoảng khô ráo để chờ tắm nắng”, anh nói thêm.

Bạn gái của Araiza cũng sở hữu những con bò sát của riêng mình. “Việc bạn gái tôi cũng nuôi bò sát làm thú cưng đã giúp ích rất nhiều để cả hai nhanh chóng thân thiện thiết lập với nhau”, anh nói về việc bạn gái cũng yêu thích Gamora.

Tại Việt Nam, việc quản lý, nuôi nhốt động vật hoang dã, nguy hiểm như cá sấu được quy định rõ trong Nghị định 06, ngày 22.1.2019 của Chính phủ, quy định về quản lý động, thực vật, rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) tại Việt Nam.

Cá sấu thuộc về Nhóm I, danh mục thực vật, động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Việc nuôi cá sấu sẽ đăng ký tại cơ quan CITES của Việt Nam để được cấp mã số và Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm quản lý và kiểm tra. Theo Nghị định số 06/2019, cơ sở nuôi cá sấu phải có chuồng trại phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài vật nuôi trồng: đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

Trường hợp cơ sở quản lý không chặt chẽ để cá sấu sổng chuồng, gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với các tội như vô ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác theo Điều 138 Bộ Luật hình sự hiện hành và sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Và theo Nghị định 06, trường hợp động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm đe dọa, xâm hại nghiêm trọng đến tài sản sinh mạng người khác thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp như là xua đuổi, hạn chế gây tổn thương từ động vật đó. Đồng thời, thông tin ngay cho cơ quan kiểm lâm, UBND xã, cấp huyện…nơi gần nhất.

Trường hợp mà động vật quý hiếm, nguy cấp đe dọa, tấn công trực tiếp tính mạng con người ở ngoài khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi chúng ta áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định chỉ đạo bẫy, bắt, bắn… cá thể động vật đó.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.