Cần làm rõ trách nhiệm điều hành của Chính phủ khi để nợ công tăng nhanh

22/03/2016 20:36 GMT+7

Ủy ban Pháp luật Quốc hội đề nghị Báo cáo nhiệm kỳ công tác của Thủ tướng và Chính phủ (2011-216) cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành để nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.

Ủy ban Pháp luật Quốc hội đề nghị Báo cáo nhiệm kỳ công tác của Thủ tướng và Chính phủ (2011-216) cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành để nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.

Thủ tục hành chính vẫn còn nhũng nhiễu người dân Thủ tục hành chính vẫn còn nhũng nhiễu người dân

Trình bày Báo cáo thẩm tra về nhiệm kỳ công tác của Thủ tướng và Chính phủ (2011-216) tại phiên làm việc ngày 22.3 của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết Uỷ ban này đánh giá cao những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua của Thủ tướng, của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị báo cáo cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành để tình trạng nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ Chính phủ vượt giới hạn quy định, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp...

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ nguyên nhân kết quả cải cách hành chính chưa cao, một số thủ tục trong hoạt động của Nhà nước còn phức tạp, rườm rà, chồng chéo, nhiều lĩnh vực vẫn còn tình trạng “xin-cho”, nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân chậm được khắc phục. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới…

Về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, theo Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để phòng, chống, tuy nhiên, báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình, tính chất, mức độ của thực trạng tham nhũng, lãng phí trong thời gian qua; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn; tham nhũng không những chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, không những chỉ là nguy cơ tiềm ẩn mà ngày càng hiện hữu; tình trạng lãng phí còn xảy ra khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực mà chưa có biện pháp khắc phục.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.