Cận cảnh giếng cổ ngàn năm

12/09/2015 10:49 GMT+7

(TNO) Ngày 12.9, ông Lê Thanh Hoài, Giám đốc công ty cổ phần Vạn Thành (đóng tại xã Gio An) cho hay sau hơn 1 tháng thi công đơn vị đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc chính của việc tu bổ giếng Đào, một ngôi giếng cổ ở thôn An Nha (xã Gio An, H.Gio Linh, Quảng Trị).

(TNO) Ngày 12.9, ông Lê Thanh Hoài, Giám đốc công ty cổ phần Vạn Thành (đóng tại xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị) cho hay sau hơn 1 tháng thi công, đơn vị đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc chính của việc tu bổ giếng Đào, một ngôi giếng cổ ở thôn An Nha (xã Gio An).

Quá trình tu bổ giếng cổ
Theo ông Hoài việc thi công của đơn vị luôn nằm dưới sự giám sát, hướng dẫn sát sao của cán bộ chuyên môn thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích danh thắng tỉnh Quảng Trị. Các công việc chinh gồm: bổ sung đá dọc các bậc cấp bằng đá, làm cho hai máng nước chảy trở lại, làm đường dẫn nước ra ruộng rau và làm một khu vực đỗ xe có biển báo...
Công việc tu bổ này theo ông Hoài là khá vất vả và không hề đơn giản khi ông luôn duy trì 10 nhân công mỗi ngày. “Có thế mới có thể gánh những viên đá mồ côi (nhẹ thì nặng vài chục kg nặng thì vài tạ) từ những địa phương khác đến để ráp sao cho khít vào hệ thống đá đã có sẵn ở giếng cổ”, ông Hoài trần tình.
Còn ông Nguyễn Quang Chức, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích danh thắng Quảng Trị cho hay, do điều kiện tài chính quá khó khăn nên vừa rồi trung tâm chỉ có thể trích ra từ nguồn của đơn vị khoảng hơn 200 triệu đồng để làm việc này.
“Mục đích chỉ là chống xuống cấp và bảo quản cái giếng Đào chứ gọi là trùng tu thì nghe nó to tát quá. Chúng tôi phải làm khẩn cấp vì nhiều tháng qua, dòng nước ở giếng Đào hầu như không chảy qua máng, hư hại nặng nề nếu không can thiệp sẽ thành “giếng chết””, ông Chức nhấn mạnh.
Hiện theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online tại hiện trường vào ngày 12.9 thì giếng Đào cơ bản đã “sống lại”, nước chảy ra cả hai máng rất đều và trong...
Được biết, hệ thống giếng cổ ở Gio An gồm 14 giếng tiêu biểu đã được công nhận là di tích cấp quốc gia từ lâu. Các hệ thống giếng cổ này có kiến trúc, cấu tạo hết sức độc đáo được cho là do người Chăm xây dựng từ hàng ngàn năm trước...
Việc tu bổ giếng cổ hết sức vất vả khi các công nhân phải gánh, khuân những viên đá nặng hàng trăm kg
Để sắp cho vừa khít các viên đá dọc các bậc cấp như thế này là không đơn giản
Toán thợ gần chục người đã làm việc suốt hơn 1 tháng qua để làm “sống lại” giếng cổ
 Giếng Đào đã thực sự “sống lại”
Dòng nước mát có từ ngàn năm đã chảy lại, rất đều từ cả hai máng nước
Ngoài giếng Đào, ở xã Gio An còn nhiều hệ thống giếng cổ khác rất đẹp mắt
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.