Cận cảnh 2 tuyến đường Hà Nội được đề xuất mở làn riêng cho xe đạp

2 tuyến đường được Sở GTVT Hà Nội đề xuất thí điểm mở làn riêng cho xe đạp được chuyên gia giao thông đánh giá phù hợp, thuận lợi để người dân đạp xe, nâng cao sức khỏe.

Liên quan đến đề xuất thí điểm 2 tuyến đường có làn riêng cho xe đạp của Sở GTVT Hà Nội, TS Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông công cộng, cho rằng đây là cách làm hay, tạo môi trường thuận lợi để người dân tập luyện, nâng cao sức khỏe.

Cận cảnh 2 tuyến được đề xuất chi 10 tỉ làm làn đường riêng cho xe đạp - Ảnh 1.

Tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch được đề xuất điều chỉnh thành làn đường riêng cho xe đạp và người đi bộ

QUỲNH ANH

Theo TS Phan Lê Bình, trong những năm gần đây, việc người dân sử dụng xe đạp như một phương tiện tập luyện sức khỏe đang gia tăng. Tuy nhiên, người dân chỉ có tuyến đường quanh hồ Tây để đi xe đạp.

"Nếu có thêm làn đường riêng cho xe đạp dọc sông Tô Lịch (Q.Cầu Giấy) và quanh công viên Hòa Bình (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì những người muốn đi xe đạp mà sống gần 2 nơi này sẽ không phải lên tận hồ Tây, vốn có hạ tầng giao thông hẹp", ông Bình cho hay.

Nói về khái toán kinh phí của Sở GTVT Hà Nội, trong đó cần 10 tỉ đồng để làm 2 làn đường riêng cho xe đạp, vị chuyên gia giao thông này nhìn nhận nếu đề án thí điểm thành công thì số tiền không phải là cao. 

"Khi người dân quen với xe đạp thì trong tương lai, thành phố có thể xem xét đầu tư thêm làn ưu tiên cho xe đạp để phục vụ cộng đồng", ông Bình nói.

Hưởng ứng đề xuất của Sở GTVT Hà Nội, chị Hoàng Thị Lan (32 tuổi, ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm) bày tỏ sự hào hứng: "Không gian xung quanh công viên Hòa Bình tương đối rộng rãi, thoáng đãng. Nếu đề xuất này được triển khai, gia đình tôi sẽ cho các con đạp xe quanh công viên vào buổi tối hoặc cuối tuần", chị Lan chia sẻ.

Theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội, tuyến đường cho xe đạp thứ nhất sẽ chạy dọc sông Tô Lịch có chiều dài 2,3 km, rộng 4 m; được đầu tư trên cơ sở tuyến đường dành cho người đi bộ. Sau khi hình thành, làn đường riêng cho xe đạp cho xe đạp đi 2 chiều sẽ rộng 3 m, nằm sát bờ sông; phần đường cho người đi bộ rộng 1 m.

Tuyến thí điểm thứ hai là đường xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (Q.Bắc Từ Liêm). Qua khảo sát, hè xung quanh công viên Hòa Bình dài hơn 1,8 km, rộng 7 m nên đủ điều kiện tổ chức làn xe đạp, phục vụ cho hoạt động của công viên cũng như kết nối với các tuyến đường khác.

Theo đề xuất, để xây dựng làn đường riêng cho xe đạp tại khu vực công viên Hòa Bình, cần sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi 2 chiều trên hè, rộng 3 m. Đồng thời, đường Hoàng Minh Thảo sẽ tổ chức làn đường riêng cho xe đạp trên cơ sở làn xe hỗn hợp hiện có. Làn dành cho xe đạp mỗi chiều rộng 2 m, phần cho xe máy và xe thô sơ là 4,5 m.

Cận cảnh 2 tuyến được đề xuất chi 10 tỉ làm làn đường riêng cho xe đạp - Ảnh 2.

Làn đường riêng cho xe đạp chạy dọc sông Tô Lịch được đề xuất dài 2,3 km, rộng 4 m

THÚY HIỀN

Khung cảnh hiện tại ở khu vực đề xuất làm làn đường riêng cho xe đạp

QUỲNH ANH

Một đoạn đường dọc sông Tô Lịch (đối diện ngõ 1194 đường Láng, Q.Đống Đa) đang bị quây tôn thi công dự án xử lý nước thải

NGUYỄN TRƯỜNG

Cận cảnh 2 tuyến được đề xuất chi 10 tỉ làm làn đường riêng cho xe đạp - Ảnh 5.

Tuyến thí điểm thứ hai được Sở GTVT Hà Nội đề xuất là đường xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo, với tổng chiều dài hơn 1,8 km

QUỲNH ANH

Một phần vỉa hè phía đường Phạm Văn Đồng, giao phố Đỗ Nhuận, được đề xuất làm làn đường riêng cho xe đạp

QUỲNH ANH

Cận cảnh 2 tuyến được đề xuất chi 10 tỉ làm làn đường riêng cho xe đạp - Ảnh 7.

Nhiều vị trí trên vỉa hè đường Phạm Văn Đồng được lát bằng đá đã xuống cấp

THÚY HIỀN

Cận cảnh 2 tuyến được đề xuất chi 10 tỉ làm làn đường riêng cho xe đạp - Ảnh 8.

Ô tô đỗ trên hè phố Đỗ Nhuận cạnh công viên Hòa Bình, đây là tuyến đường được lựa chọn để thí điểm làm làn đường riêng cho xe đạp

QUỲNH ANH

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.