Căn bệnh quái ác: Nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

31/10/2015 16:39 GMT+7

(TNO) Với tên gọi nôm na là “vi khuẩn ăn thịt người” hay “vi khuẩn ăn mô”, người bị nhiễm khuẩn này sẽ bị “ăn” dần các bộ phận trên cơ thể.

(TNO) Về trường hợp hai bệnh nhân ở Tiền Giang vừa qua: một người bị vi khuẩn “ăn hết” gần như khuôn mặt, một người bị hoại tử mất vành tai phải, gây liệt mặt bên phải, nhiều ý kiến cho rằng bệnh nhân bị nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”.

Bệnh nhân bị "ăn" gần hết khuôn mặt - Ảnh: Nguyễn ĐứcBệnh nhân bị "ăn" gần hết khuôn mặt - Ảnh: Nguyễn Đức
Mất mặt, chân, tay vì bị vi khuẩn "ăn thịt"
Về trường hợp hai bệnh nhân ở Tiền Giang vừa qua: một người bị vi khuẩn “ăn hết” gần như khuôn mặt, một người bị hoại tử mất vành tai phải, gây liệt mặt bên phải, nhiều ý kiến cho rằng bệnh nhân bị nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”.
Chuyện "vi khuẩn ăn thịt người" không phải lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Vào tháng 4.2013, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng tiếp nhận một nam bệnh nhân 40 tuổi (ở Tiền Hải, Thái Bình) trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người".
Ông N.V.T (75 tuổi, ngụ Tiền Giang), bị căn bệnh lạ làm tổn thương hoại tử ở vùng thái dương bên phải. Hiện bệnh nhân bị mất vành tai phải, gây liệt mặt bên phải và bị suy tim do cao huyết áp.
Một trường hợp khác là ông H.V.Đ (51 tuổi, ngụ Tiền Giang) mắc phải căn bệnh lạ. Sau 11 năm, gương mặt của bệnh nhân bị biến dạng, gần như bị hủy hoại hoàn toàn.
Trong 2 năm (2010 - 2011), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã ghi nhận hơn 10 trường hợp bị “vi khuẩn ăn thịt người” nhập viện tại đây. Trong đó, chỉ có 3 ca được cứu sống, 7 ca còn lại đều tử vong.
Trên thế giới, báo chí cũng từng đưa tin không ít trường hợp “vi khuẩn ăn thịt người” gây hoại tử bệnh nhân.
Theo Mail Online (Daily Mail), vào tháng 4.2014, một người Anh là Alex Lewis (nam, 34 tuổi) phải cắt bỏ các chi sau khi bàn chân, các đầu ngón tay, cánh tay, mũi, môi và một phần tai chuyển sang màu đen. Loại “vi khuẩn ăn thịt người” đã khiến anh suy đa tạng và rơi vào trạng thái hôn mê trong suốt một tuần.
Tháng 6.2015, The Washington Post cũng có thông tin về một người phụ nữ Mỹ (34 tuổi) bị hoại tử cơ do nhiễm khuẩn “vi khuẩn ăn thịt người” phải cắt cụt 2 chân và tay phải. Tương tự, ông Zach Motal (46 tuổi, Mỹ) cũng phải phẫu thuật và mất đi nửa dưới chân phải vì hoại tử do vi khuẩn quái ác này.
“Vi khuẩn ăn thịt người” là gì?
Theo chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, “vi khuẩn ăn thịt người” hay “vi khuẩn ăn mô” là cách gọi nôm na của loại vi khuẩn Aeromonas hydrophila có khả năng sinh ra nội độc tố, gây tán huyết và gây độc tế bào.
Vi khuẩn này cư trú ở môi trường nước, phân bố khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, có thể tìm thấy vi khuẩn này trong nước ao hồ, sông ngòi tự nhiên, trong đất ẩm và cả ngay trong nước uống (khoảng 1-27%). Mặt khác, vi khuẩn cũng có thể sống trong cơ thể các loài động vật, cá, các loại thủy sản nước ngọt.
Alex Lewis (người Anh) bị "vi khuẩn ăn thịt người" phá hủy một phần cơ thể - Ảnh: chụp màn hình Mail Online
Vì vậy, người có thể bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn như thịt, bơ sữa, tôm, cá hoặc uống phải nước bị nhiễm phân động vật có vi khuẩn. Bệnh còn có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc máu người bệnh.

Bác sĩ Siêu cho biết thêm: Người nhiễm khuẩn có thể bị tiêu chảy, tiêu toàn nước hoặc tiêu lỏng có máu. Vi khuẩn gây ra biến chứng ở đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, chúng có thể xâm nhập vào máu gây tán huyết, suy thận và viêm mô tế bào, gây nhiễm trùng các mô mềm, cơ quan trên cơ thể như ổ mắt, máu, đường hô hấp, đường tiết niệu,… Hậu quả là khiến người bệnh như bị “ăn thịt” từ từ và còn có thể bị viêm màng não, viêm phổi, viêm túi mật cấp…

The Washington Post dẫn thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính mỗi năm có khoảng 650-850 trường hợp bị hoại tử cơ do liên cầu khuẩn nhóm A nhưng thực tế có thể cao hơn nhiều. Đó là chưa kể CDC không ghi nhận những ca hoại tử do các loại vi khuẩn “ăn thịt người” khác.
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên ăn thực phẩm sạch, không bị nhiễm phân; đề phòng, nên ăn chín kỹ các loại thủy sản, cá nước ngọt. Uống nước đun sôi để nguội để tránh nhiễm vi khuẩn qua nước.
“Đối với những người làm việc nhiều trong môi trường nước, khi bị vết thương, xây xát nhỏ nên đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi sát, đề phòng nhiễm trùng hoại tử vết thương. Nếu có sốt, tiêu chảy, nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán kịp thời”, bác sĩ Siêu nói.
Khi bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ “ủ bệnh” trong 2 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ có biểu hiện viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.
“Các bệnh nhân ở nước ta hay gặp biểu hiện đặc trưng là hoại tử vùng cổ, ngực, chân tay”, bác sĩ Siêu đánh giá.
Theo bác sĩ Siêu, việc điều trị bệnh này không khó nếu phát hiện sớm và sử dụng kháng sinh đặc hiệu. Khi bệnh nhân đến muộn sẽ xuất hiện nhiều biến chứng như hoại tử ở mô mềm, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan thì rất khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.