Cách Trung Quốc thách thức Mỹ

25/02/2016 15:01 GMT+7

Mỗi lần quan chức Mỹ - Trung gặp nhau hay có một sự kiện liên quan nào đó, Trung Quốc lại "trêu ngươi" Mỹ. Gần đây là cú triển khai tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm khi Tổng thống Mỹ đang gặp các lãnh đạo ASEAN.

Mỗi lần quan chức Mỹ - Trung gặp nhau hay có một sự kiện liên quan nào đó, Trung Quốc lại "trêu ngươi" Mỹ. Gần đây là cú triển khai tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm khi Tổng thống Mỹ đang gặp các lãnh đạo ASEAN.

Ngoài việc triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu ở Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Quốc còn xây dựng một loạt cơ sở quân sự phi pháp tại đây - Ảnh: Stratfor.comNgoài việc triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu ở Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Quốc còn xây dựng một loạt cơ sở quân sự phi pháp tại đây - Ảnh: Stratfor.com
Năm năm trước, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đang ở thăm Bắc Kinh, Trung Quốc đã tung máy bay chiến đấu tàng hình tuyệt mật của mình là J-20 lên trời. Năm 2013, khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Trung Quốc, tàu chiến Trung Quốc "cắt đầu" tàu chiến Mỹ trên Biển Đông ở cự ly gần đến suýt tông nhau.
Đến mùa hè năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thăm Alaska, nước này lần đầu tiên đưa 5 chiếc tàu đến Biển Bering, nằm ngoài khơi bang Alaska của Mỹ. Còn hồi tuần trước, Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm của Việt Nam trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đang họp với các lãnh đạo ASEAN ở California, trong đó các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Gần đây nhất, Lầu Năm Góc cho biết không quân Trung Quốc đem máy bay chiến đấu J-11 và JH-7 ra đảo Phú Lâm trong khi Ngoại trưởng Mỹ vàTrung Quốc đang bắt tay nhau ở Washington.
Báo Time của Mỹ ngày 24.2 nhận định rằng Trung Quốc đang chơi trò thách đố Mỹ ở Biển Đông.
Trong khi Mỹ liên tục kêu gọi sử dụng giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp trên Biển Đông thì Trung Quốc ngày càng lấn tới, thông qua các hành động lấn chiếm, xây dựng phi pháp trên các bãi đá chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa và đưa cả vũ khí tới đây.
Time nhận định, tham vọng của Trung Quốc đã quá rõ: muốn chiếm đến 90% Biển Đông - tuyến đường thương mại huyết mạch với giá trị giao dịch thương mại mỗi năm đi qua đây trị giá đến 5 nghìn tỉ USD.
Còn đây là hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc lắp đặt hệ thống radar cực mạnh trên Đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) - Ảnh: CSIS/Digital GlobeCòn đây là hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc lắp đặt hệ thống radar cực mạnh trên Đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) - Ảnh: CSIS/Digital Globe

Các hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang vất vả và bận rộn chống tổ chức khủng bố IS cũng như đối phó với sự chống đối từ liên minh chống Mỹ là Nga - Iran - Syria.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris lo lắng rằng sự cắt giảm quy mô của quân đội Mỹ đang làm vụt khỏi tay ông các "món" đủ mạnh để chống lại Trung Quốc. Phát biểu trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 23.2 vừa qua, ông Harris nói rằng Hải quân Mỹ chỉ cung cấp cho ông được 62% lực lượng tuần tra chống tàu ngầm cần thiết.
Đô đốc Harris khẳng định: "Chuyện Trung Quốc muốn quân sự hóa Biển Đông thì đã chắc như thủ đô Washington xảy ra kẹt xe vậy". Và ông cảnh báo cần phải chuẩn bị cho tình huống chiến tranh với Trung Quốc: "Tôi cần những loại vũ khí mạnh mẽ hơn có thể đi nhanh hơn, xa hơn và bền hơn. Hiện tôi thấy ổn trong tình hình hiện nay nhưng hôm nay không phải là chiến tranh. Tôi nghĩ đó là điều mấu chốt".
Đô đốc cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong khu vực thường xuyên tiến hành các hoạt động cổ vũ cho tự do hàng hải gần các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rõ rằng họ không chấp nhận hành động của Trung Quốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.