Cách theo dõi sức khỏe tim mạch bằng ứng dụng ECG trên Garmin Venu 2 Plus

19/04/2023 10:15 GMT+7

Rung tâm nhĩ gây ra 15% số ca đột quỵ trên toàn cầu và 25% đột quỵ não tại Việt Nam. Bệnh khó phát hiện bằng lâm sàng, song với ứng dụng ECG mới, người dùng Garmin Venu 2 Plus có thể thuận tiện kiểm tra điện tâm đồ mọi lúc mọi nơi để phát hiện sớm căn bệnh.

Với ứng dụng ECG mới, người dùng Venu 2 Plus có thể thuận tiện ghi điện tâm đồ bất cứ lúc nào

Với ứng dụng ECG mới, người dùng Venu 2 Plus có thể thuận tiện ghi điện tâm đồ bất cứ lúc nào

Rung tâm nhĩ nguy hiểm thế nào?

Rung tâm nhĩ (AFib) đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở người lớn tuổi. Thư viện Y khoa Mỹ năm 2021 thống kê, có 37,574 triệu người - tức 0,51% dân số trên thế giới bị AFib vào năm 2017; gánh nặng toàn cầu của bệnh sẽ tăng ít nhất 60% nữa đến 2050.

Đặc biệt, AFib chịu trách nhiệm cho 15% tổng số ca đột quỵ trên toàn cầu. Bệnh nhân AFib có nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần bình thường, phải nằm viện lâu hơn, nguy cơ tàn phế cao và tỷ lệ tử vong là 50%.

Tại Việt Nam, rung nhĩ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120.000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm, chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não, theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (năm 2016).

Thông thường, trái tim 4 ngăn của người khỏe mạnh đập 60-100 nhịp/phút. Song khi rung nhĩ xảy ra, 2 tâm nhĩ đập hoàn toàn hỗn loạn và rất nhanh đến 200 lần/phút, không còn phối hợp ăn ý với 2 tâm thất bên dưới.

Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến biến chứng tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, bệnh van tim, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu, phổi tắc nghẽn mãn tính, ngưng thở khi ngủ, và đột quỵ.

Làm thế nào để chẩn đoán rung tâm nhĩ?

Theo bác sĩ Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, AFib thường gây hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở và mệt mỏi; song có tới 30% các đợt AFib không gây ra triệu chứng nào cả.

Chẩn đoán xác định rung nhĩ bằng Điện tâm đồ (ECG) là xét nghiệm thường quy tại bệnh viện. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trải qua đợt rung nhĩ cấp, đến bệnh viện đo ECG lại không phát hiện ra do rối loạn nhịp tim đã không còn. Bệnh nhân có thể phải trả thêm khoản tiền lớn thuê hoặc mua Holter điện tâm đồ về nhà theo dõi nhịp tim từ 1-7 ngày, thậm chí vài tuần để ghi lại nhịp tim cả ngày lẫn đêm.

Ứng dụng Điện tâm đồ ECG trên Venu 2 Plus hỗ trợ người dùng theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm AFib

Ứng dụng Điện tâm đồ ECG trên Venu 2 Plus hỗ trợ người dùng theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm AFib

Đo ECG trên cổ tay hỗ trợ người dùng phát hiện AFib, đang trở thành chuẩn mực của các thương hiệu smartwatch cao cấp, nhằm giúp người dùng phòng ngừa loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Nhờ tin cậy và hiệu quả, sáng kiến này hiện được đông đảo bác sĩ ủng hộ.

"Đo ECG bằng đồng hồ thông minh mọi lúc mọi nơi có thể tăng khả năng phát hiện các bất thường về nhịp tim không liên tục. Do đó, người mắc bệnh tim thường được khuyến cáo nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, bằng các thiết bị ECG nhỏ gọn", PGS.TS Quýnh tư vấn.

Nhằm hỗ trợ người dùng theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm AFib, Garmin mới đây đã cho ra mắt ứng dụng đo ECG trên Venu 2 Plus. Ứng dụng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận (FDA-Cleared), giúp người dùng ghi lại nhịp tim mọi lúc mọi nơi và kiểm tra dấu hiệu AFib ngay trên cổ tay.

Ông Dan Bartel - Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu của Garmin cho biết: "Ứng dụng ECG được FDA chứng nhận, minh chứng cho nỗ lực bền bỉ của Garmin để hỗ trợ khách hàng theo dõi sức khỏe hiệu quả và toàn diện hơn. Các triệu chứng trong giai đoạn đầu của AFib thường diễn ra âm thầm, khó phát hiện bằng lâm sàng. Song với ứng dụng ECG mới, người dùng Venu 2 Plus có thể thuận tiện ghi điện tâm đồ bất cứ lúc nào".

Cách đo ECG trên Garmin Venu 2 Plus

Ứng dụng ECG dành cho người từ 22 tuổi trở lên. Trước khi đo, người dùng Venu 2 Plus cần cập nhật phần mềm hệ thống (firmware) phiên bản 11.22 trở lên và ứng dụng Garmin Connect phiên bản từ 4.64, đảm bảo pin còn ít nhất 10%. Sau đó: Ngồi thoải mái, đặt cánh tay và cổ tay lên bàn và giữ yên; Đặt ngón tay cái và ngón trỏ lên viền bezel của đồng hồ, giữ yên và bắt đầu ghi trong 30 giây.

Người dùng cần đảm bảo cổ tay và đồng hồ Garmin luôn sạch và khô để kết quả đo chính xác nhất

Người dùng cần đảm bảo cổ tay và đồng hồ Garmin luôn sạch và khô để kết quả đo chính xác nhất

Ứng dụng ECG sử dụng các cảm biến tích hợp sẵn trên Venu 2 Plus để ghi lại các tín hiệu điện thể hiện xung nhịp tim, xuất định dạng tương tự như một điện tâm đồ đơn (Single-lead ECG). Sau đó, ứng dụng phân tích bản ghi để phát hiện các dấu hiệu sớm của chứng AFib và đưa ra các cảnh báo kịp thời.

Người dùng có thể xem kết quả nhịp tim ngay lập tức trên smartwatch, hoặc tùy chọn đồng bộ hóa kết quả ứng dụng ECG với ứng dụng Garmin Connect trên smartphone để theo dõi lịch sử các lần đo, xuất thông tin này dưới dạng PDF để chia sẻ với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Ứng dụng cung cấp lịch sử kết quả để bác sĩ tham khảo, từ đó đưa ra chỉ định y tế nhằm chẩn đoán kịp thời và phù hợp. Nếu mắc chứng AFib, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị để phòng ngừa các hậu quả sức khỏe nghiêm trọng của bệnh.

Venu 2 Plus hiện là dòng smartwatch cao cấp đầu tiên của Garmin được tích hợp ứng dụng Điện tâm đồ (ECG) và tính năng thoại Nghe và nhận cuộc gọi trên đồng hồ. Người dùng có thể dùng thử loạt tính năng này tại Cửa hàng Thương hiệu Garmin Sala (Khu đô thị Sala, TP.Thủ Đức, TP.HCM) từ ngày 15.4.

Khám phá thêm tại https://bit.ly/3UO4o6f

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.