Cách ly F1 tại nhà, thận trọng nhưng cấp thiết

29/06/2021 04:53 GMT+7

Chiều 28.6, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế, thông tin về việc cách ly F1 tại nhà.

Theo đó, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho biết sau khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cách ly F1 tại nhà, Sở đã giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xem xét, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và UBND TP.HCM quyết định vì cách ly F1 tại nhà là vấn đề được người dân quan tâm.

Sáng 29.6: Thêm 95 ca Covid-19, TP.HCM vẫn nhiều nhất với 58 ca

Ưu tiên F1 ít nguy cơ

Theo ông Hưng, các điều kiện để cách ly F1 tại nhà mà Bộ Y tế đưa ra tương đối cụ thể với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn của cộng đồng chứ không chỉ là giải quyết bài toán về chỗ cách ly. “Các điều kiện của Bộ Y tế đưa ra rất nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được”, ông Hưng nói và cho biết TP.HCM sẽ triển khai từng bước, thí điểm trước khi nhân rộng bởi càng thận trọng thì mức độ an toàn của cộng đồng sẽ đảm bảo hơn.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết cuộc họp giao ban sáng 28.6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu không tiếp tục sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung. Vì chủng vi rút Delta lây lan đáng lo, trong khi khu cách ly trường học sử dụng khu vệ sinh chung nên việc ngăn chặn lây nhiễm chéo gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc dừng các khu cách ly tập trung ở trường học sẽ được thực hiện theo lộ trình. Theo phương án của TP.HCM, các quận, huyện và TP.Thủ Đức cần đẩy nhanh việc thẩm định, phê duyệt các khu cách ly tập trung ở trong khách sạn (có thu phí) để đảm bảo an toàn.

Bản tin Covid-19 ngày 28.6: TP.HCM "nước sôi lửa bỏng" với 218 ca bệnh

Các nước theo dõi F1 tại nhà ra sao?

Theo Bộ Y tế Singapore, F1 được yêu cầu phải tự cách ly tại nhà trong vòng 21 ngày. Singapore sử dụng ứng dụng TraceTogether cài đặt trên điện thoại di động và thẻ bảo mật (token) đi kèm để ghi nhận thông tin cá nhân của người dân. Một khi xác nhận danh tính F1, nhân viên bộ y tế sẽ liên lạc theo số điện thoại để yêu cầu cách ly. Giới hữu trách sẽ gọi điện ít nhất 3 lần/ngày để kiểm tra. Nếu phát hiện đối tượng không tuân thủ quy định, người vi phạm có thể bị yêu cầu đeo thẻ điện tử hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị chuyển vào cơ sở do chính phủ quản lý. Người vi phạm lệnh cách ly có thể nộp phạt tối đa 10.000 SGD (hơn 171 triệu đồng) hoặc
6 tháng tù giam, hoặc cả hai, theo CNN.
Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) yêu cầu tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày đối với F1. Nếu vi phạm lệnh cách ly, mức phạt sẽ dao động tùy theo tiểu bang, nặng nhất là bang Wyoming (tối đa 1 năm tù giam hoặc 10.000 USD (230 triệu đồng). Còn ở Anh, thời gian cách ly theo quy định là 10 ngày và đối tượng nhiều khả năng được chi hỗ trợ 500 bảng Anh (16 triệu đồng) trong thời gian này, theo trang gov.uk. Nếu vi phạm, F1 có thể bị phạt tối đa 10.000 bảng Anh.
Phi Yến
Trả lời Thanh Niên, lãnh đạo HCDC cho biết đang xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà, nhưng dựa trên tinh thần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. TP.HCM đánh giá F1 ít nguy cơ sẽ ưu tiên cho cách ly tại nhà; đồng thời kiểm tra gia đình có đủ điều kiện cách ly hay không. Nếu một gia đình toàn F1 thì làm sao cách ly tại nhà, ai là người phục vụ, như vậy sẽ nguy hiểm. “Việc cách ly F1 tại nhà sẽ tránh được việc tập trung tại khu cách ly tập trung. Việc giám sát sẽ theo cách khác, nhưng ở đây vai trò của chính quyền địa phương sẽ nhiều hơn”, lãnh đạo HCDC nói.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm phân tích, cho rằng nếu cách ly hết F1 như hiện nay thì càng tăng gánh nặng cho nhân viên y tế. Mặt khác, theo bác sĩ Khanh, tự thân F1 và người nhà dư sức chăm sóc và theo dõi sức khỏe F1, như lấy nhiệt độ, khi có triệu chứng liên quan thì làm xét nghiệm ngay mới cần nhân viên y tế. Lập đường dây tư vấn sức khỏe cho F1 cách ly tại nhà. Ngay cả xét nghiệm định kỳ khi F1 không có triệu chứng thì nên giao cho F1 tự kiểm tra nhanh, cuối đợt nhân viên y tế sẽ quét lại bằng xét nghiệm RT-PCR. Tóm lại là phải nghĩ đến để tránh tăng thêm việc không đáng cho nhân viên y tế địa phương.

Sáng 29.6: TP.HCM thêm 58 ca Covid-19, tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 10

Một lãnh đạo trung tâm y tế cho hay trung tâm này từng cho F1 cách ly tại nhà như người già, người bệnh và trẻ em. Việc theo dõi y tế vẫn đảm bảo quy định. Tuy nhiên, cũng có lãnh đạo trung tâm y tế lo ngại sẽ tăng gánh nặng cho y tế địa phương, bên cạnh đó là không tránh khỏi lây nhiễm chéo trong nhà.

Tiếp tế cho người dân thuộc diện F2, F3 đang cách ly tại nhà

Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đánh giá phân loại F1

Về thực hiện cách ly F1 tại nhà do TP.HCM đang lên phương án triển khai, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng dịch tại TP.HCM có tính chất lây lan rộng với nhiều ca mắc, 1 trường hợp F0 có nhiều trường hợp F1 nên cần nghiên cứu việc thực hiện cách ly F1 tại nhà. Nếu tiếp tục thực hiện cách ly tập trung tất cả trường hợp F1 sẽ bị quá tải khu cách ly.

Giải pháp hạn chế lây nhiễm chéo trong khu cách ly

Theo báo cáo của HCDC, TP.HCM hiện cách ly tập trung 13.939 người. Trong đợt dịch thứ 4, tính đến hết ngày 27.6, có 1.826 ca được phát hiện nhiễm Covid-19 phát hiện từ khu cách ly. HCDC nhận định, tỷ lệ xét nghiệm dương tính lần 1, 2, 3 theo thống kê từ các ca nhiễm ghi nhận tại khu cách ly là 96,6%. Còn 3,4% còn lại là những trường hợp phát hiện dương tính sau khi người cách ly chung phòng với họ cũng đã dương tính trước đó. Các trường hợp này có 2 khả năng, một là ủ bệnh lâu hơn thông thường hoặc bị lây nhiễm từ người cách ly cùng phòng.
Về giải pháp hạn chế tối đa lây chéo trong khu cách ly, theo HCDC, chỉ tổ chức cách ly tập trung ở các địa điểm mà mỗi phòng cách ly phải có nhà vệ sinh riêng, mỗi phòng chỉ có tối đa 2 giường được xếp đảm bảo khoảng cách 2 m và có màn che ngăn cách giữa 2 giường. Các đơn vị tổ chức khu cách ly tập trung không chọn trường học, xem xét lựa chọn cách ly tại khách sạn tại địa phương. 2 người được xếp chung phòng theo nguyên tắc cùng đặc điểm dịch tễ. Phòng cách ly không có máy lạnh và được mở cửa cho thông thoáng. Các khu cách ly bắt buộc phải có camera giám sát sự tuân thủ quy định của người cách ly.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm phân tích, từ hướng dẫn của Bộ Y tế, TP.HCM sẽ ban hành quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình. Theo đó, chỉ có khoảng 30% ca F1 được cách ly tại nhà, đó là nhóm người F1 tiếp xúc không rõ ràng, F1 không tiếp xúc gần...
Duy Tính - Sỹ Đông
Ví dụ như nhiều trường hợp cách ly trong 1 phòng, chung nhà vệ sinh, nhà tắm…, thiếu người quản lý, phục vụ khu cách ly, tốn kém kinh phí…, có thể dẫn tới lây chéo trong khu cách ly. Tình huống cách ly F1 tại nhà được đặt ra khi số lượng F1 quá nhiều, vượt quá khả năng đáp ứng của các khu cách ly tập trung.
PGS Phu cũng khuyến cáo cần chia F1 thành 2 loại, F1 có nguy cơ lây cao (do tiếp xúc quá gần với F0, hoặc cùng lao động, sinh hoạt trong không gian khép kín với F0, tiếp xúc gần với F0 không đeo khẩu trang) và F1 có nguy cơ lây thấp hơn. Những trường hợp có nguy cơ cao vẫn cần được đưa đi cách ly tập trung, các F1 nguy cơ lây thấp thì có thể được cách ly tại nhà. Việc phân loại này sẽ do y tế địa phương đánh giá.
Ông Phu cũng khuyến cáo: “Dù cách ly tại nhà hay tập trung vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế và đặc biệt lưu ý một số quy định cách ly tại nhà như: có phòng riêng; trách nhiệm của người được cách ly, người nhà (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tiếp xúc với người nhà…); trách nhiệm của người giám sát, kiểm tra…”.
Cần thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế, tổ chức giám sát tốt, đồng thời các phương án hỗ trợ phù hợp khi F1 là bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng bệnh cần nhập viện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.