Cách giảm bớt triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh

13/04/2022 12:00 GMT+7

Gần đây tôi thường xuyên bị thức giấc vì cơn nóng hừng hực như có lửa đốt từ dưới cổ bốc lên mặt, sau đó mồ hôi ra ướt đẫm cả áo, thế là trằn trọc tới sáng.

Mấy tháng nay kinh nguyệt không đều, có tháng rất ít. Chồng con làm gì không vừa lòng là tôi khó chịu, bứt rứt, bực tức. Đây có phải là dấu hiệu tiền mãn kinh sớm không, vì tôi mới 37 tuổi? Làm sao để cải thiện các triệu chứng khó chịu này, mong chuyên gia giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

(Hồng Hà - Thanh Hóa)

Theo PGS-TS-BS Lưu Thị Hồng - Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 45 đến 55 tuổi, khi phụ nữ ngừng có kinh nguyệt trong một năm. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể xảy ra trước đó 7-10 năm và khoảng 3-5 năm sau khi đã mãn kinh. Bước vào thời kỳ này, hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng suy giảm dẫn đến xáo trộn bộ 3 nội tiết tố quan trọng Estrogen, Progesterone và Testosterone, phụ nữ phải trải qua hàng loạt bất ổn.

Cụ thể, về sức khỏe, phụ nữ thường bị rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh có thể đến sớm hoặc muộn, thời gian hành kinh ngắn hoặc dài… Nhiều chị em bị bốc hỏa, cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt, sau đó đổ mồ hôi. Triệu chứng này thường diễn ra vào ban đêm, nhất là lúc ngủ, khiến nhiều người bị mất ngủ.

Cách giảm bớt triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh- Ảnh 1.

Mãn kinh sớm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới, khiến họ rơi vào tình trạng luôn mệt mỏi, mất ngủ

Ảnh: Shutterstock

Khi nồng độ nội tiết tố rối loạn, tâm trạng của người phụ nữ trở nên bất ổn, tính khí thất thường, có thể dẫn đến trầm cảm. Đồng thời, tuổi càng cao, quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, dẫn đến tăng cân. Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh đều bị loãng xương do giảm tích tụ canxi và phosphate trong xương.

Về sinh lý, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh phụ nữ giảm ham muốn tình dục, giảm khoái cảm. Đồng thời, âm đạo cũng giảm lượng dịch tiết và độ đàn hồi gây khó chịu, đau rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục. Ở giai đoạn này phụ nữ cũng giảm hoặc mất đi khả năng mang thai.

Tùy từng trường hợp và mức độ mà bác sĩ có chỉ định điều trị bằng thuốc, liệu pháp bổ sung nội tiết tố… Tuy nhiên, nếu có giải pháp chăm sóc sức khỏe từ sớm thì các triệu chứng mãn kinh có thể diễn ra nhẹ nhàng bằng những giải pháp đơn giản.

Về chế độ ăn uống, phụ nữ nên tăng cường chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ và canxi trong thực đơn hàng ngày. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu, các loại hạt… là nguồn protein tốt. Còn axit béo omega-3 có trong các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá trích… Chất xơ có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư.

Bên cạnh đó, phụ nữ cần bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày. Vitamin D cũng rất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa như sữa không đường tách béo, các loại đậu, động vật có vỏ, trứng… hoặc uống thêm canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, chị em còn nên duy trì chế độ sinh hoạt tốt như tập thể dục 30 phút mỗi ngày; ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày, duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường.

Cách giảm bớt triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh- Ảnh 2.

Thành

Phụ nữ sắp bước vào độ tuổi tiền mãn kinh nên duy trì tập luyện mỗi ngày

Ảnh: Shutterstock

Nếu các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ dùng đến một số loại hormon thay thế để bổ sung estrogen và progesterone. Tuy nhiên, chị em cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng… đặc biệt, không nên tự ý bổ sung các hormone tăng estrogen để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều quan trọng là phụ nữ nên chăm sóc hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng duy trì hoạt động tốt từ sớm. Khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, phụ nữ nên chọn những sản phẩm được kiểm định, thành phần thiên nhiên, có cơ chế được công nhận như Lepidium Meyenii. Đây là loại thảo dược giúp tăng cường hoạt động của hệ trục, giúp ổn định bộ ba nội tiết tố đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể. Từ đó tăng cường sinh lý nữ, cải thiện triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh một cách an toàn và hiệu quả.

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng - Trưởng khoa Phụ sản
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Vào lúc 20 giờ thứ tư, ngày 13.4, trên fanpage của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh diễn ra chương trình tư vấn trực tuyến “Rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh”.

Chương trình có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia chuyên ngành Sản Phụ khoa: BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM; ThS-BS Sản phụ khoa Nguyễn Thị Thanh Tâm và BS.CKI Sản Phụ khoa Nguyễn Quang Nhật.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi các thắc mắc về những triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh TẠI ĐÂY để được các chuyên gia giải đáp trong chương trình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.