Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính các vi phạm ở dự án BOT

26/10/2017 08:43 GMT+7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa ra Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp chính sách với các dự án BOT.

Nghị quyết được ban hành sau báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Theo UBTVQH, chủ trương đầu tư theo hợp đồng BOT là đúng đắn, giảm bớt gánh nặng ngân sách.

tin liên quan

Cuộc họp báo 'chớp nhoáng' về BT, BOT
Phóng viên không được tham dự cuộc họp nghe báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện dự án BT, BOT, sau đó, được Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) TP.HCM trả lời các thắc mắc trong... 5 phút.
Tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều bất cập, như hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ; thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, hầu hết đều chỉ định thầu nhưng nhà thầu thiếu năng lực dẫn đến vi phạm trong quá trình thực hiện.
Việc cải tạo nâng cấp tuyến đường độc đạo chưa đảm bảo quyền lựa chọn của người dân. Việc thi công, xây dựng, giám sát quản lý chất lượng dự án bị buông lỏng, các trạm BOT đặt ở vị trí chưa hợp lý dẫn đến bức xúc trong dư luận...
UBTVQH cho rằng Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm chính đối với những hạn chế, vi phạm của các dự án do Bộ quyết định đầu tư. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc ban hành thông tư hướng dẫn việc thu phí, gồm giá thu phí, thỏa thuận vị trí đặt trạm và quá trình giám sát thu phí. Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chịu trách nhiệm về hạn chế, vi phạm của dự án do địa phương quyết định đầu tư. Các nhà thầu chịu trách nhiệm về vi phạm trong quá trình thực hiện dự án không đúng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này phải lên phương án xử lý kịp thời tồn tại, yếu kém và kiểm điểm trách nhiệm, báo cáo QH vào kỳ họp cuối năm 2018. Đồng thời, khẩn trương quyết toán các dự án đã hoàn thành để xác định thời gian thu phí, rà soát vị trí đặt trạm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, chủ đầu tư và người dân.

tin liên quan

Ngăn chặn nhà đầu tư BOT 'tay không bắt giặc'
Ông Trần Quốc Vượng cho rằng BOT vẫn phải là một kênh huy động nguồn lực xã hội rất quan trọng vì không ngân sách nào kham nổi, song phải ngăn chặn tình trạng 'tay không bắt giặc' và cần minh bạch khi thực hiện.
Ngoài ra, tới đây, chỉ nên đầu tư các dự án đường bộ theo hợp đồng BOT ở các tuyến đường mới, không đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường độc đạo theo hình thức BOT. Người dân phải có quyền lựa chọn, việc lựa chọn nhà thầu phải đấu thầu công khai, minh bạch. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.