Hủ tiếu 6k và phở 300k

06/04/2016 12:39 GMT+7

Năm 2010, tôi đưa một cô bạn từ Đà Nẵng ra phố cổ ăn đồ nướng, gọi hồn nhiên một ít thịt ba chỉ nướng hành và không quan tâm giá cả, đến khi hô tính tiền mới giật thót: “350.000 đồng”. Cô bạn mặt ỉu xìu.

Bạn tôi làm bên một công ty du lịch vừa hớn hở khoe, anh vừa được ăn tô hủ tiếu ngon và rẻ nhất ASEAN - hủ tiếu Sa Đéc, 6.000 đồng một tô ăn no nê, loại đặc biệt ngon nhất mới có 10.000 đồng.
Hà Nội là thành phố du lịch hấp dẫn nhưng nạn "chặt chém" luôn rình rập du khách
“Hủ tiếu làm kiểu gì mà rẻ như vậy, nguyên liệu có đảm bảo không?”, tôi ngạc nhiên. “Hủ tiếu thì dai đúng kiểu Sa Đéc, nước hầm từ xương và khô mực, thịt thì ngọt lừ. Từ người bình dân tới người đi xe siêu sang cũng vào cái quán nằm ngay mặt phố này để ăn và xuýt xoa”.
“Người bán bảo triết lý kinh doanh của họ là lấy công làm lời, lời vừa đủ sống. Quán mở từ năm 1968. Tôi ăn khỏe, mà sau khi ăn xong tô đặc biệt 10.000 đồng, gọi thêm đĩa khô mực 5.000 đồng, uống thêm chai sâm nha đam 5.000 đồng, no đến chiều chưa muốn ăn cơm. Mà quán rất ấm áp, thân tình, khách ăn cũng như chủ bán”, anh đáp.
Anh là người đi nhiều, hiểu nhiều, cảm nhận về văn hóa, ẩm thực thì chắc không cần bàn. Tôi gật gù và tiếc rẻ vừa qua đã bỏ lỡ chuyến đến Đồng Tháp để ghé Sa Đéc ăn thử hủ tiếu ở quán Bà Sẩm mà anh vừa nhắc tới.
Câu chuyện đang vui, anh kể thêm, mới vừa rồi khách du lịch đặt tour bên anh khóc mếu máo khi phản ánh lại chuyện bị “chặt chém” ở Hải Phòng.
“Khách chọn tour kiểu free and easy, nghĩa là chúng tôi chỉ lo vé máy bay và khách sạn thôi, cô ấy đi tham quan tự do. Chúng tôi hướng dẫn cô đường đi từ Hà Nội tới Hải Phòng. Cô vào một quán bánh đa cua và rất lịch sự đã hỏi giá bao nhiêu tiền một tô. Bà chủ nói, 25.000 đồng. Thế nhưng, lúc tính tiền, bà chủ nói 70.000 đồng. Cô gái thắc mắc thì được nghe: “25.000 đồng là tiền bánh đa thôi. Bánh đa cô ăn vừa có cua, vừa có rau, gia giảm, nên tổng cộng là 70.000 đồng”.
Chuyện thật tưởng như đùa. Tôi không còn lạ cách bán hàng như thế ở nhiều tỉnh thành. Ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh ngày trước có khách bị chém tới 200.000 đồng một quả dừa, cãi nhau ầm ĩ. Ở Hà Nội, có khách từ miền Nam ra uống bia, đã cẩn thận hỏi giá từ trước vẫn bị bất ngờ. Anh gọi 2 chai bia và 1 đĩa lạc, được thông báo 20.000 đồng/chai bia và 10.000 đồng/đĩa lạc rang. Anh gọi thêm 8 chai và 1 đĩa nữa, nhưng cuối cùng, tổng tiền là 390.000 đồng cho 10 chai bia và 2 đĩa lạc. Chủ quán nói thẳng, “2 chai đầu có ngã giá thì 20.000 đồng/chai, còn 8 chai sau 40.000 đồng/chai”.
Có khách từ miền Nam ra uống bia, đã cẩn thận hỏi giá từ trước vẫn bị bất ngờ. Anh gọi 2 chai bia và 1 đĩa lạc, được thông báo 20.000 đồng/chai bia và 10.000 đồng/đĩa lạc rang. Anh gọi thêm 8 chai và 1 đĩa nữa, nhưng cuối cùng, tổng tiền là 390.000 đồng cho 10 chai bia và 2 đĩa lạc. Chủ quán nói thẳng, “2 chai đầu có ngã giá thì 20.000 đồng/chai, còn 8 chai sau 40.000 đồng/chai”.

Tôi sống ở Hà Nội chưa lâu và đã định hình cho mình một thói quen, đi ăn ghé đến quán quen, đến quán lạ là nhìn menu đã niêm yết rõ giá. Bản thân từng có một bài học, năm 2010, tôi đưa một cô bạn từ Đà Nẵng ra phố cổ ăn đồ nướng, gọi hồn nhiên một ít thịt ba chỉ nướng hành và không quan tâm giá cả, đến khi hô tính tiền mới giật thót: “350.000 đồng”. Cô bạn mặt ỉu xìu, đi xa thật xa cái quán mới dám nói khẽ, “tôi nhớ Đà Nẵng ghê”.
“Chặt chém” chẳng còn xa lạ với những người làm kinh doanh và là nỗi khiếp sợ với bất kể du khách nào. Chúng tôi đi tác nghiệp lễ giỗ tổ Hùng Vương ở Phú Thọ, đến các khách sạn khảo sát giá, giá đều đội lên gấp 4-5 lần ngày thường, một anh quản lý nói thẳng tưng: “Cả năm mới có một ngày giỗ tổ, bọn anh phải nâng giá bù vào các ngày thường chứ”.
Tôi hỏi anh bạn tôi, nạn “chặt chém” có ảnh hưởng đến việc kinh doanh lữ hành, du lịch của anh không, anh đáp: “Chắc chắn. Và người thiệt thòi chính là những người kinh doanh của Việt Nam. Khách nước ngoài họ ăn uống trong khách sạn để tránh bị chém, trong khi ẩm thực đường phố mới là nét văn hóa sống động của vùng đất này, họ chỉ đi ngắm cảnh và không mua sắm, ăn uống, vậy thì lợi nhuận cho du lịch ở đâu?”
Nhiều món ăn đường phố trở thành nỗi khiếp sợ của du khách
Chuyện bát phở gà 300.000 đồng ở Hà Nội mấy ngày qua chỉ là một dịp, một cái cớ để nhiều người ngẫm nghĩ lại văn hóa kinh doanh của nhiều người ở nhiều địa phương. “Chặt chém” hay giá thực, chắc không cần bàn đến nữa. Thực ra, còn một chuyện khá nhiều du khách quan tâm. Đó là họ muốn được bán hàng bằng cái tâm và sự vồn vã, nhiệt thành của người bán, chứ không phải những cái liếc xéo, lườm nguýt của những bà chủ khi thấy khách đang loay hoay xem giá.
“Khách của tôi muốn mua trà Thái Nguyên, tôi dẫn mọi người ra chợ Đồng Xuân, người ta không thèm nhìn, hất hàm rồi cộc lốc hỏi chúng tôi, “mua gì”, “bao nhiêu”, tôi kéo khách về hết, mua gì nữa với kiểu bán hàng như thế!”, ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty du lịch Lửa Việt Tours vừa than thở.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.