Cay đắng

07/12/2015 09:01 GMT+7

Những việc làm của vị giám đốc, phó giám đốc ở Nghệ An là sai quy định. Họ sai, pháp luật sẽ xử lý. Nhưng điều mà họ đang phải gánh chịu nặng nề, nghiệt ngã hơn rất nhiều - đó là búa rìu dư luận. Nói gì thì nói, những việc làm của vị giám đốc, phó giám đốc ở Nghệ An là sai quy định. Họ sai, pháp luật sẽ xử lý. Thế nhưng, điều mà họ đang phải gánh chịu nặng nề, nghiệt ngã hơn rất nhiều - đó là búa rìu dư luận.

Những việc làm của vị giám đốc, phó giám đốc ở Nghệ An là sai quy định. Họ sai, pháp luật sẽ xử lý. Nhưng điều mà họ đang phải gánh chịu nặng nề, nghiệt ngã hơn rất nhiều - đó là búa rìu dư luận.
Nói gì thì nói, những việc làm của vị giám đốc, phó giám đốc ở Nghệ An là sai quy định. Họ sai, pháp luật sẽ xử lý. Thế nhưng, điều mà họ đang phải gánh chịu nặng nề, nghiệt ngã hơn rất nhiều - đó là búa rìu dư luận.

Trước khi học làm báo hệ tại chức, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi đã học trường Cao đẳng Lao động Xã hội, nay là Đại học Lao động Xã hội ở Hà Nội.
Hồi đó, tôi xin về Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng Nho Quan, Ninh Bình để thực tập. Đây là trung tâm chuyên nuôi dưỡng những thương binh bị tâm thần rất nặng. Trong hơn 3 tháng thực tập, ít nhiều tôi cũng được nếm trải những khó khăn, vất vả của người làm công tác nuôi dưỡng thương binh tại đây. Ngoài lương ngạch bậc theo quy định, cán bộ, nhân viên chỉ được thêm phần phụ cấp đặc thù do UBND tỉnh chi trả. Những nhân viên từ bảo vệ, y tế, cấp dưỡng, lái xe… hệ số lương của họ rất thấp, phụ cấp cũng thấp vì ăn theo lương. Nếu tính ở thời điểm hiện tại, tôi chắc rằng lương và thu nhập của những người này chỉ được khoảng 3-4 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 2/3 lương của một công nhân đang làm việc ở Bình Dương, địa bàn mà tôi công tác hiện nay. Số tiền đó chỉ đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt trong gia đình chứ đừng mong gì đến việc chăm lo cho con cái học hành. 
Chăm sóc bệnh nhân tâm thần khổ lắm
 
Tôi chợt nhớ tới chuyện xưa sau khi đọc báo về vụ việc ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội Nghệ An và được biết ông Nguyễn Văn Phú - Giám đốc Trung tâm (người bị tố cáo “ăn chặn”) phải nhập viện. Tôi đã đọc nhiều tờ báo, có chỗ dành những lời lẽ rất cay nghiệt cho ông Phú và vị Phó giám đốc trung tâm, nhưng cũng có tờ báo đưa lên hình ảnh, hoàn cảnh thực tế của các vị này rất nghèo khó.
Trên báo, Giám đốc và Phó giám đốc đã trần tình. Họ chi sai chứ không phải thu vén, phục vụ cho cá nhân họ. Điều này làm cho tôi chợt nhận ra, ở cương vị giám đốc, có thể họ đã “vận dụng” nguồn này, nguồn khác và có thể kê thêm, bớt đi những khoản này khoản kia trong chi phí hoạt động, mua sắm nhưng không phải là tiền ăn (vì tiền ăn đã theo quy định và quá ít) của người bệnh, để có thể hằng tháng dôi dư ra ít tiền, chia cho những người nhân viên như trên. Mà tôi thấy những người nhân viên nghèo khó đang làm việc trong trung tâm ấy hoàn cảnh của họ cũng chẳng hơn gì người bệnh tâm thần.
Nói gì thì nói, những việc làm của vị giám đốc, phó giám đốc ở Nghệ An là sai quy định. Họ sai, pháp luật sẽ xử lý. Thế nhưng, điều mà họ đang phải gánh chịu nặng nề, nghiệt ngã hơn rất nhiều - đó là búa rìu dư luận.
Vợ con, gia đình họ sẽ phải ứng xử thế nào khi đến trường, lúc ra chợ với những câu từ đại loại như: “Bố mày, chồng mày ăn chặn cả bữa cơm của người tâm thần”?
Nghiệt ngã lắm! 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.