Bí mật 'công nghệ DeepMind' của Google

24/07/2016 15:41 GMT+7

Ứng dụng hiện nay của 'DeepMind' là thuật toán xử lý hiệu suất máy tính. Tuy nhiên trong tương lai, tầm cỡ của 'công nghệ DeepMind' phải là hệ thống trợ lý ảo có thể tự học hỏi, bao quát nhiều lĩnh vực, góc độ, khía cạnh của cuộc sống...

Với hóa đơn tiền điện lên tới hàng tỉ USD hằng năm, Google đã phải tiết kiệm như thế nào? Như đã biết, Google hiện là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như di động, phần mềm, công cụ tìm kiếm... Tuy nhiên, đi kèm với sự hiện đại luôn là “hại điện”. Nói cách khác, Google đã luôn phải đối mặt với những hóa đơn tiền điện lên tới hàng tỉ USD mỗi năm nhằm duy trì các máy chủ của mình. Một trong những giải pháp được đội ngũ kỹ sư tại Google đưa ra đó là “machine learning”.
Theo giải thích của Google, “machine learning” có thể giúp công ty tiết kiệm tới 15% hóa đơn tiền điện hằng năm. Hiểu một cách đơn giản, “machine learning” là việc máy móc sẽ tự học cách tìm kiếm thông tin để hoàn thành một tác vụ nào đó.
Gắn liền với nhiệm vụ này, Google đã mua lại công ty có tên DeepMind từ năm 2014 với tổng số tiền lên tới 600 triệu USD. Sản phẩm gần đây nhất của Google DeepMind là thuật toán xử lý hiệu suất máy tính, từ đó giảm thiểu chi phí điện tiêu thụ.
AlphaGo chính là một sản phẩm của Google DeepMind Ảnh: AFP
Nghĩa là thay vì bắt các server, máy tính phải hoạt động tối đa công suất với một lượng điện năng tiêu thụ nhất định, Google DeepMind sẽ giúp các máy tính này giữ nguyên công suất, nhưng điện tiêu thụ giảm đi, thông qua việc ''tự học hỏi'' lẫn nhau.
Tính toán sơ bộ cho thấy nếu Google có thể cắt giảm được 15% lượng điện năng toàn hệ thống, công ty này có thể tiết kiệm tới 400 triệu USD mỗi năm. Xa hơn, DeepMind thậm chí có thể giúp tiết kiệm điện trong gia đình.
Gần đây nhất, các chuyên gia tại Google DeepMind cho biết công ty này đang lên kế hoạch thương mại hóa, cũng như mở rộng phạm vi ứng dụng. Trong tương lai, tầm cỡ của DeepMind không chỉ dừng lại ở công nghệ AlphaGo chỉ biết chơi cờ tướng. Mà đích đến thực sự của Google là một hệ thống trợ lý ảo mới, có khả năng xử lý vượt trội hơn, có khả năng tự học hỏi, có thể bao quát nhiều lĩnh vực, góc độ, khía cạnh của cuộc sống và hơn hết là xử lý đa tác vụ cùng lúc.
Tới đây, máy móc sẽ thay thế con người? Ảnh: CNET
Một chuyên gia tại Google DeepMind chia sẻ: “Lâu nay chúng ta vẫn chỉ thêu dệt một cỗ máy có khả năng tự học, xử lý các tình huống tinh tế như con người trên phim ảnh. Nhưng chẳng bao lâu nữa, cỗ máy mà chúng ta chờ đợi sẽ thực sự xuất hiện tại Google. Trong đó, chìa khóa của công nghệ này chính là dự án DeepMind mà chúng tôi đang phát triển, nơi các cỗ máy có thể tự học hỏi lẫn nhau. Đây cũng chính là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục phát triển công nghệ này trong tương lai”.
Tất nhiên, thời điểm mà một cỗ máy như vậy xuất hiện vẫn chưa được các chuyên gia tiết lộ. Chỉ biết rằng hiện nay công dụng nhất của DeepMind chính là việc tiết kiệm tối đa các hóa đơn tiền điện mà Google phải trả.
Biết đâu, chính chúng ta cũng sẽ đón nhận công nghệ DeepMind vào một ngày nào đó, ngay tại căn nhà mà chúng ta đang sinh sống. Tương lai không xa, có thể máy móc sẽ dần thay thế con người, biết đâu được đấy?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.