Bị lở miệng ngày Tết, cần ăn gì để mau khỏi?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
23/01/2020 05:27 GMT+7

Lở miệng có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong miệng, từ lưỡi, môi, nướu, má trong đến vòm miệng. Lở miệng thường gây cảm giác nóng rát và ảnh hưởng lớn đến ăn uống.

Thông thường, nguyên nhân gây lở miệng là do vi khuẩn hoặc vết lở phát triển từ một tổn thương nào đó trong miệng, theo Fox News.
Vết thương có thể đến do bạn vô tinh làm xước nướu răng bằng bàn chải, tự cắn môi, vết bỏng. Tất cả đều có thể phát triển thành lở miệng.
Chỗ bị lở trong miệng rất nhạy cảm. Ăn những món cay, mặn hay thức ăn chạm vào vết lở đều gây cảm giác khó chịu.
Khi phát hiện lở miệng, chúng ta cần làm dịu vết lở bằng cách súc miệng bằng nước lạnh và tránh ăn các món cay, thực phẩm cứng hoặc những thứ có thể gây kích ứng vết lở, theo Fox News.
Ngoài ra, người bị lở miệng cũng cần tránh hút thuốc. Khói thuốc sẽ gây kích ứng và làm khô miệng, khiến vết sưng đỏ thêm nặng. Hãy tránh những thứ này cho đến khi lở miệng lành hẳn.
Khi thấy vết lở sưng đỏ, có mủ hoặc phủ một màu trắng của bạch cầu, mọi người đừng cố cạy vết thương vì sẽ khiến vi khuẩn phát tán nhiều hơn trong miệng. Viêm xoang hay viêm họng cũng có thể góp phần gây lở miệng.
Lở miệng có thể ngăn chặn bằng cách hạn chế ăn các món có tính a xít mạnh và đánh răng thường xuyên.
Thay vào đó, hãy ăn các món có nhiều vitamin A, B và C. Những chất này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, theo Fox News.
Trong trường hợp bên cạnh lở miệng, người bệnh còn bị các vấn đề khác như sâu răng, viêm nướu hoặc có bọc mủ thì đừng ngần ngại đến bác sĩ.
Trong trường hợp hiếm gặp, vết lở miệng có thể là ung thư. Khi đó, biểu hiện rõ nhất của ung thư miệng là các vết loét phát triển rất nhanh. Người bệnh cần đến ngay bệnh viện kiểm tra, theo Fox News.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.