Bí kíp 'đọc suy nghĩ' của người đối diện

20/04/2016 07:50 GMT+7

Trong một cuộc thương lượng hay cuộc họp, có những bí quyết giúp bạn đoán được ý của người đối diện muốn diễn tả. Bên cạnh đó, tư thế ngồi cũng giúp bạn lắng nghe người khác một cách tốt hơn.

Trong một cuộc thương lượng hay cuộc họp, có những bí quyết giúp bạn đoán được ý của người đối diện muốn diễn tả. Bên cạnh đó, tư thế ngồi cũng giúp bạn lắng nghe người khác một cách tốt hơn.

Đôi khi bạn cần đặt câu hỏi để kéo người khác ra khỏi sự lan man - Ảnh: ShutterstockĐôi khi bạn cần đặt câu hỏi để kéo người khác ra khỏi sự lan man - Ảnh: Shutterstock
Những bí quyết trên được chuyên gia Richard Mullender chia sẻ. Ông Mullender từng làm cảnh sát tại Anh trong 30 năm, sau đó có 5 năm trong nghề đàm phán giải cứu con tin tại Afghanistan và Trung Đông, theo Business Insider.
Kỹ năng của ông là nói chuyện để khuyên một người nào đó không nên nhảy cầu, hoặc ngăn chặn một tên bắt cóc có vũ trang giết hại con tin.
Theo ông Mullender, trong giao tiếp, con người thường đặt ra nhiều câu hỏi để kéo người đối diện ra khỏi việc nói lan man, dông dài. Tuy nhiên, khi ta đặt ra những câu hỏi đó thì cũng là lúc ta khiến cho chủ đề câu chuyện bị thay đổi.
Ông Mullender dẫn chứng rằng những luật sư giỏi nhất tại tòa hình sự Old Bailey ở London (Anh) không bao giờ đặt ra những câu hỏi không có điểm dừng. Theo ông Mullender, để có thể hiểu được điều mà người khác đang muốn nói, bạn nên nói những câu với cấu trúc “tôi cảm thấy như...”.
Vị trí và tư thế ngồi là những yếu tố quan trọng trong một cuộc gặp - Ảnh: Shutterstock
Ví dụ, nói những câu như “tôi cảm thấy như tôi nói điều gì làm phật ý bạn” hay “tôi có cảm giác đây là vấn đề” sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc thực sự của người khác.
Ông Mullender nói rằng cách này giúp bạn đoán được ý mà người khác muốn nói. Nếu bạn đoán đúng, họ sẽ tiếp tục câu chuyện dựa theo đó. Nếu bạn đoán sai, họ sẽ chỉnh lại và tiếp tục câu chuyện.
Vị trí để lắng nghe
Chuyên gia Mullender không coi ngôn ngữ cơ thể là điều quá quan trọng trong một cuộc thương lượng. Thay vào đó, có một tư thế ngồi tốt sẽ tự động giúp bạn lắng nghe tốt hơn.
Khi ngồi, bạn nên hơi ngả người về phía trước, tạo một khoảng không gian mở giữa bạn và người mà bạn đang lắng nghe. Để hai bàn tay cách nhau và lòng bàn tay thả lỏng. Khi bạn làm điều đó, cơ thể sẽ bắn tín hiệu đến não làm bạn cảm thấy thêm phấn khích.
Không nên quá tập trung vào việc ghi chú trong khi người khác đang nói - Ảnh: Shutterstock
Bên cạnh đó, vị trí ngồi cũng là yếu tố quyết định trong một cuộc thương lượng. Đừng bao giờ ngồi đối diện trực tiếp với người khác, theo ông Mullender. Thay vì cứ nhìn thẳng vào mắt người đối diện, điều gây ra cảm giác sợ hãi và căng thẳng, bạn nên ngồi xoay về một hướng hơi chếch so với người đối diện. Điều này giúp bạn cũng như người đối diện có cơ hội nhìn đi chỗ khác nếu cần thiết.
Tuy nhiên, việc nhìn sang chỗ khác chỉ nên xuất hiện một vài lần chứ không phải cứ lặp lại liên tiếp trong suốt cuộc gặp. Những người trong một cuộc gặp thường ghi chú, nhưng nếu người nói nhìn quanh và thấy cảnh người nghe cứ mải ghi chú mà không giao tiếp bằng mắt, họ sẽ có xu hướng im lặng.
Ông Mullender khuyên rằng bạn chỉ nên ghi chú mỗi 5 phút và điều này nên được thỏa thuận trước mỗi cuộc họp. Ví dụ như nói 5 phút, tóm tắt vấn đề chính và sau đó ghi chú.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.