Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn sơ cứu tại chỗ sau các tai nạn tôn cứa cổ

26/09/2016 19:00 GMT+7

Sau các vụ nạn nhân tử vong vì tôn cứa cổ , chiều 26.9, tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn các kỹ năng sơ cứu, cầm máu cho vết thương mạch máu.

Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, người đã thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật mạch máu cho biết đây không phải là cách sơ cứu quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải chính xác.
“Về nguyên tắc, quan trọng nhất là sơ cứu cầm máu càng sớm càng tốt. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Với một nạn nhân bị đứt mạch máu lớn, nếu không sơ cứu, thì dù được vận chuyển sớm, có thể trong vòng 10 phút đến bệnh viện, nguy cơ tử vong vẫn rất cao. Vì với những vết thương mạch máu lớn sẽ làm mất máu rất nhanh trong vòng vài phút, do đó, sơ cứu đúng cách đã cứu sống một mạng người”, bác sĩ Hùng nói.
Với những vết thương mạch máu cánh tay, bác sĩ Hùng hướng dẫn: Đầu tiên lấy một miếng vải đặt vào vị trí vết thương, sau đó băng phía trên vết thương để giảm chảy máu, ngăn dòng chảy từ phía trên. Khi thấy máu dừng chảy là cấp cứu thành công.

Những vết thương ở cổ cần đặc biệt lưu ý: Nếu động mạch cổ, cần nhanh chóng lấy những vật thấm như bông, vải, gạc bít vào vết thương, giữ chặt nhưng lưu ý không nên băng quá chặt vì có thể nghẹt thở. Để khắc phục việc này, có thể dùng tay giữ chặt không cho chảy máu, sau đó dùng thanh nẹp đủ cứng (cây bút, thước kẻ, khúc gỗ…) rồi băng cuốn vòng quanh cổ. Việc này giúp cho bệnh nhân cầm được máu nhưng không bị nghẹt thở. Trong trường hợp không kiếm được thanh cứng, có thể lấy cánh tay làm nẹp đặt sát cổ băng cuốn trùm ra ngoài.

Theo bác sĩ Hùng, cơ thể chỉ cần mất 50% lượng máu đã dẫn đến sốc mất máu và tử vong. Do đó nguyên tắc cầm máu là phải làm sao giữ vết thương không cho tiếp tục chảy máu Ảnh Bảo Ngọc
Vết thương cánh tay thường sẽ có cách sơ cứu đơn giản nhất Ảnh Bảo Ngọc
Bác sĩ Hùng hướng dẫn: Đầu tiên lấy một miếng vải đặt vào vị trí vết thương, sau đó băng phía trên vết thương để giảm chảy máu, ngăn dòng chảy từ phía trên. Khi thấy máu dừng chảy là cấp cứu thành công Ảnh Bảo Ngọc
Vết thương ở cổ cần đặc biệt lưu ý Ảnh Bảo Ngọc
Bác sĩ Hùng hướng dẫn: Nếu động mạch cổ, cần nhanh chóng lấy những vật thấm như bông, vải, gạc bít vào vết thương, giữ chặt nhưng lưu ý không nên băng quá chặt vì có thể nghẹt thở Ảnh Bảo Ngọc
Để khắc phục việc này, có thể dùng tay giữ chặt không cho chảy máu, sau đó dùng thanh nẹp đủ cứng (cây bút, thước kẻ, khúc gỗ…), rồi băng cuốn vòng quanh cổ. Việc này giúp cho bệnh nhân cầm được máu nhưng không bị nghẹt thở. Trong trường hợp không kiếm được thanh cứng, có thể lấy cánh tay làm nẹp đặt sát cổ sau đó băng cuốn trùm ra ngoài Ảnh Bảo Ngọc
Bác sĩ Hùng cho biết, việc sơ cứu cần tiến hành tại chỗ, khẩn trương, ngay lập tức khi phát hiện nạn nhân bị tai nạn. Vật dùng để sơ cứu có thể là áo, khăn trên người nạn nhân làm băng, gạc, caro, các đoạn cành cây, thước kẻ, bút để làm nẹp Ảnh Thúy Hằng
Với các vết thương ở chân, cũng cần khẩn trương sơ cứu. Bên chân lành lặn có thể trở thành thanh nẹp, để cố định bên chân bị thương Ảnh Thúy Hằng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.