Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

09/07/2021 15:30 GMT+7

Nhiều người thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên mổ không vì đây là phương pháp có thể để lại rủi ro và tốn kém chi phí, nên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Chịu đựng nhiều cơn đau buốt hành hạ, ngay cả thuốc giảm đau cũng không còn tác dụng, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Hiện nay, mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm ba phương pháp:
Phẫu thuật ít xâm lấn: Phẫu thuật cắt đĩa đệm qua đường mổ, với vết rạch trên da khoảng 3cm. Tiếp đó, cắt dây chằng vàng một bên và một phần của bản sống để lấy khối thoát vị.
Phẫu thuật cắt đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi: Sử dụng kính hiển vi trong quá trình phẫu thuật để lấy nhân thoát vị đĩa đệm và giải phóng chèn ép dây thần kinh.
Phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên hợp, lỗ liên bản sống: Đối với đường mổ qua lỗ liên hợp, bác sĩ thường gây tê tại chỗ cho bệnh nhân. Đối với mổ qua đường liên bản sống, bệnh nhân thường được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê.
Trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hoặc hậu phẫu có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn

Trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hoặc hậu phẫu có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Để quyết định bệnh thoát vị đĩa đệm có nên phẫu thuật không, các bác sĩ dựa trên kết quả chụp X-quang, chụp MRI và tiền sử điều trị trước đó của người bệnh. Trên thực tế, chỉ một số ít bệnh nhân được can thiệp ngoại khoa (mổ), nếu gặp phải những trường hợp sau:
● Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) thất bại sau 6 - 8 tuần.
● Đau dai dẳng do chèn ép dây thần kinh ở mức độ nặng.
● Rối loạn cảm giác (tê hoặc mất cảm giác), yếu liệt tứ chi, dẫn đến khó vận động.
● Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột (hay còn gọi hội chứng chùm đuôi ngựa).
Bác sĩ đánh giá toàn bộ kết quả xét nghiệm để cân nhắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không

Bác sĩ đánh giá toàn bộ kết quả xét nghiệm để cân nhắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không

Nhiều người thực hiện phẫu thuật vì cho rằng phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Tuy nhiên trên thực tế, phẫu thuật chỉ hỗ trợ giảm đau tạm thời, hoàn toàn không thể hồi phục chức năng của đĩa đệm. Chưa kể, phẫu thuật còn có thể dẫn đến các biến chứng như: nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa cột sống, yếu cơ vùng cột sống thắt lưng, thậm chí bại liệt. Vì thế, mổ thoát vị đĩa đệm chỉ nên là phương pháp cuối cùng khi tất cả biện pháp điều trị bảo tồn trước đó không đạt hiệu quả.
Ngày nay, y học hiện đại đánh giá cao biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn nhưng vẫn có thể giải quyết tận gốc tác nhân gây bệnh. Nếu tiếp cận đúng phương pháp, người bệnh có thể cải thiện sức khỏe sau thời gian ngắn điều trị.

Hiệu quả từ phương pháp điều trị bảo tồn - Chiropractic

Hơn 95% trường hợp thoát vị đĩa đệm đã được chữa khỏi bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Đây là một trong những kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp tiến bộ được khởi xướng tại Mỹ vào năm 1895 bởi bác sĩ Daniel David Palmer. Sau đó, Chiropractic được phòng khám ACC tiên phong ứng dụng và chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân hơn 15 năm qua.
Bác sĩ Edouard Sabourdy đang tư vấn về phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ Edouard Sabourdy đang tư vấn về phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractor) tiến hành điều chỉnh cấu trúc đĩa đệm sai lệch về đúng vị trí vốn có. Từ đó, giải phóng chèn ép dây thần kinh xung quanh, giúp cơ thể quay về trạng thái cân bằng tự nhiên và thậm chí tự cải thiện bệnh tật ở cơ quan khác mà không cần phẫu thuật.
Sau nhiều năm “chiến đấu” với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, chú Phạm Văn Quý (52 tuổi, Đà Nẵng) tưởng chừng như phải bỏ cuộc vì thăm khám ở nhiều nơi nhưng đều được chỉ định phải phẫu thuật.
Được biết phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống tại phòng khám ACC có thể chữa lành các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật, chú Quý đã tiến hành điều trị tại đây. Bác sĩ Edouard Sabourdy xây dựng phác đồ điều trị kết hợp giữa Chiropractic và vật lý trị liệu bằng thiết bị hiện đại (máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, tia Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave) và liệu trình phục hồi chức năng tiên tiến. Kết quả sau 3 tuần, cơn đau đã giảm rõ rệt. Hiện tại, chú Quý có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
Tương tự như chú Quý, hàng ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã hồi phục sức khỏe sau khi kiên trì điều trị hết liệu trình mà không cần phẫu thuật.
Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC) (website: acc.vn)
- Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM. Tel: (028) 3939 3930.
- Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TP.HCM. Tel: (028) 3838 3900.
- Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888.
- Chi nhánh 4: 112 - 116, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tel: (0236) 3878 880.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.