Bệnh nhân bạch hầu được theo dõi sức khỏe 60 ngày sau khi ra viện

Liên Châu
Liên Châu
11/07/2020 08:15 GMT+7

Ngày 10.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước.

Theo đó, bệnh nhân (BN) bạch hầu được sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) với liều dùng phù hợp cho các lứa tuổi, ngăn chặn các biến chứng, giảm tử vong.

Bệnh bạch hầu lan rộng, có nên tiêm vắc xin bổ sung cho trẻ không?

BN bạch hầu xuất viện khi kết quả soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính với vi khuẩn và không biến chứng. Sau xuất viện, BN bạch hầu phải tiêm phòng bạch hầu và tiếp tục được theo dõi tiếp ngoại trú đủ 60 - 70 ngày.

Những ai ở Tây Nguyên được tiêm phòng bạch hầu?

Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn 2 lần âm tính. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, phải cách ly BN sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

Gia Lai liên tiếp phát hiện ca dương tính với bệnh bạch hầu

Cùng ngày, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn khẩn đề nghị giám đốc 5 bệnh viện: Chợ Rẫy, Đa khoa T.Ư Huế, Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Nhi đồng 2 TP.HCM điều động ngay tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

Gia tăng người mắc bệnh bạch hầu ở Kon Tum, học sinh ở xã Ya Xiar nghỉ học


 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.