'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân

Mạnh Cường
Mạnh Cường
15/03/2024 11:16 GMT+7

Rừng ngập mặn Tam Giang (xã Tam Giang, H.Núi Thành, Quảng Nam) được xem là 'báu vật' của làng biển với hệ sinh thái đa dạng, là 'bức tường xanh' bảo vệ làng... Nhưng từ sau 2 cơn bão cuối năm 2020, hơn 5 ha rừng bất ngờ chết khô, đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Rừng ngập mặn nguyên sinh ở xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam) vốn được xem là "báu vật" làng biển. Đây là địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn của tỉnh Quảng Nam, với khoảng 25 ha.

Khu rừng ngập mặn này sở hữu các loại cây như bần, đước, mắm… có tuổi đời hàng trăm năm, giữ vai trò "lá phổi xanh" ở khu vực phía nam của tỉnh. Cánh rừng này còn được xem là bờ kè chắn sóng kiên cố vào mùa mưa bão, nơi cư trú của nhiều loại hải sản, tạo nguồn sinh kế cho hàng trăm hộ dân.

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 1.

Khoảng 5 ha rừng ngập mặn ở xã Tam Giang bị chết hàng loạt cuối năm 2020, đến nay dù đã lấy mẫu kiểm tra nhưng các ngành chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân

MẠNH CƯỜNG

Hiện nay, nhiều diện tích rừng ở đây chết khô hàng loạt và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính quyền xã báo cáo lên UBND H.Núi Thành mời chuyên gia về kiểm tra, đánh giá lấy mẫu nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang, cho hay theo thống kê từ sau đợt mưa bão cuối năm 2020 đến nay, tổng diện tích cây rừng ngập mặn trên địa bàn xã bị chết hoàn toàn, không thể tái sinh khoảng 5 ha.

"Rừng ngập mặn ở xã có từ lâu đời nên đóng vai trò vô cùng quan trọng như đê chắn sóng, chắn gió, nơi tránh trú bão của ghe thuyền. Ngoài ra, dưới cánh rừng ngập mặn có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, nên việc phục hồi rừng ngập mặn là rất cần thiết", ông Vinh nói.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết theo địa phương báo cáo, khu vực rừng ngập mặn ở xã Tam Giang có hiện tượng chết, suy giảm về diện tích. Tỉnh đã giao cho các ngành phối hợp với các đơn vị quan trắc vào đánh giá nguyên nhân để có báo cáo cụ thể.

Theo ông Thanh, trên cơ sở đánh giá nguyên nhân một cách chính xác, tỉnh sẽ có giải pháp phù hợp. Trong đó, sẽ nghiên cứu phục hồi khu vực có cây rừng đã chết, hoặc chuyển đổi sang loại cây trồng khác phù hợp hơn. Nếu môi trường khu vực đó có sự thay đổi, sẽ chuyển đến vị trí khác để trồng.

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 2.

Gốc cây đước cổ thụ chết khô

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 3.

Cánh rừng ngập mặn xã Tam Giang có tuổi đời hàng trăm năm

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 4.

Cánh rừng ngập mặn này được người dân xem như “báu vật”. Ngoài chức năng phòng hộ, nơi neo đậu tàu thuyền mùa mưa bão, khu vực này có hệ sinh thái phong phú, tôm cá dồi dào

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 5.

Khoảng 5 ha rừng ngập mặn bất ngờ chết khô, kéo theo rất nhiều hệ lụy

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 6.

Sản lượng hải sản giảm sút, ô nhiễm môi trường, người dân không có nơi neo đậu tàu thuyền, không còn đê chắn sóng… khi rừng chết khô

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 7.

Dù tình trạng rừng chết khô kéo dài gần 4 năm, nhưng đến nay địa phương vẫn chưa xác định được nguyên nhân

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 8.

Nguồn thủy hải sản giảm mạnh khi nhiều diện tích rừng ngập mặn chết khô

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 9.

Cánh rừng ngập mặn đang chết dần và không có dấu hiệu dừng lại

MẠNH CƯỜNG

'Báu vật' làng biển chết dần, nhiều năm chưa tìm ra nguyên nhân- Ảnh 10.

Cánh rừng ngập mặn ở xã Tam Giang có từ lâu đời nên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống người dân nơi đây, nên việc phục hồi, trồng lại rừng là "vô cùng cấp thiết"

MẠNH CƯỜNG


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.