Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Những dấu hiệu tổn thương gan vĩnh viễn

31/05/2021 00:18 GMT+7

Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe : 3 dấu hiệu cho thấy tổn thương gan vĩnh viễn; Vì sao thường đau cổ gáy sau khi ngủ dậy?...

Ngoài ra, bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn bắt gặp câu chuyện vì làm đẹp theo hướng dẫn của clip đăng trên TikTok, gương mặt một nữ ngôi sao truyền hình người Úc bị tổn thương nặng nề.

3 dấu hiệu cho thấy tổn thương gan vĩnh viễn 

Bệnh gan nhiễm mỡ là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng chất béo dư thừa trong gan, thường do các bệnh mạn tính như béo phì. Tình trạng này rất nguy hiểm vì các triệu chứng thường không xuất hiện ngay từ đầu.

Vàng da và ngứa có thể báo hiệu tổn thương gan không thể phục hồi

Shutterstock

Điều nguy hiểm là các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi gan nhiễm mỡ tiến triển thành xơ gan, theo thông tin từ Trung tâm Y tế PearTree.
Xơ gan là giai đoạn nghiêm trọng nhất của gan nhiễm mỡ, xảy ra sau nhiều năm bị viêm, khi gan co lại và trở thành sẹo và sần sùi.
Tổn thương này là vĩnh viễn và có thể dẫn đến suy gan, khiến gan không thể hoạt động bình thường được nữa và dẫn đến ung thư gan.
Có 3 dấu hiệu để nhận biết gan nhiễm mỡ đã gây ra những tổn thương không thể phục hồi trên gan.
Các dấu hiệu của xơ gan bao gồm: Vàng da vàng mắt; Ngứa; Sưng phù chân, mắt cá, bàn chân hoặc sưng trướng bụng. Cách phòng tránh bệnh gan là nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.5.

Bác sĩ ơi: Vì sao thường đau cổ gáy sau khi ngủ dậy?  

Chuyên mục Bác sĩ ơi kỳ này là câu hỏi của bạn đọc H.Minh liên quan đến bệnh đau cổ gáy. Cụ thể: Em năm nay 30 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng hay bị đau mỏi cổ, vai gáy sau khi ngủ dậy. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ gáy sau khi ngủ dậy và cách khắc phục như thế nào? (H.Minh, TP.HCM).

Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

Shutterstock

Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM - Cơ sở 3 - cho biết: Chứng đau cổ gáy sau khi ngủ dậy, kèm cảm giác cứng mỏi khó chịu là một triệu chứng khá thường gặp. Biểu hiện bằng triệu chứng đau cứng cơ cổ, hoạt động vùng cổ khó khăn, nếu cố cử động sẽ gây đau nhiều hơn, nhức mỏi gây khó chịu, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, thường do nguyên nhân ngủ sai tư thế hoặc làm việc căng thẳng liên tục.
Đau vùng cổ gáy sau khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp: 
- Tư thế ngủ: Ngủ sai tư thế (nằm sắp, nằm nghiêng một bên cổ...) là một trong những nguyên nhân thường gặp. Tư thế ngủ khiến các mạnh máu vùng cổ bị chèn ép, khiến quá trình cung cấp ô xy cho tế bào cơ bị giảm, hình thành a xít lactic giải phóng nhiều, gây mỏi cơ vùng cổ gáy.
- Gối kê ngủ: Sử dụng các loại gối kê quá cao, quá thấp hoặc không nằm gối sẽ làm cho cổ ngửa ra trước và ra sau quá nhiều tạo ra sức căng lớn cho dây chằng cột sống cổ làm đau cổ gáy.
- Thói quen sử dụng máy lạnh, quạt gió liên tục ảnh hưởng vùng cổ gáy. 
Cách phòng ngừa bệnh đau cổ gáy sẽ được bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn chia sẻ trên trang sức khỏe ngày 31.5.

Thử làm đẹp theo Tik Tok, ngôi sao người Úc bị tổn thương nặng nề ở mặt 

Một nữ ngôi sao truyền hình thực tế người Úc mới đây thông báo gương mặt cô đã bị tổn thương nặng nề vì thử mẹo làm đẹp theo hướng dẫn trên mạng xã hội TikTok.

Cô gái Úc tự lăn kim tại nhà khiến khuôn mặt bị biến dạng nhiều tuần

Ảnh minh họa: Shutterstock

Cô Tilly Whitfield (21 tuổi) hiện tham gia chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng Big Brother (Người giấu mặt) tại Úc. Cô chia sẻ gương mặt mình có thể phải đối mặt với tình trạng sẹo thâm lâu dài do đã thử cách lăn kim làm đẹp tại nhà theo hướng dẫn của một video trên TikTok.
Mặc dù không đề cập đến video cụ thể, nhưng cô Whitfield cảnh báo người hâm mộ không nên thử bất kỳ thủ thuật làm đẹp nào mà hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ khi gặp phải các vấn đề về da.
“Tôi thực sự đã tự đâm kim vào sâu trong da của mình, đây không phải là phát ban. Mọi người không nên tự thử bất kỳ thủ thuật làm đẹp nào tại nhà”, cô Whitfield cảnh báo. Bạn hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm câu chuyện của cô Whitfield!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.