Báo đài Trung Quốc nói gì về xung đột Nga-Ukraine?

07/03/2022 19:00 GMT+7

Binh sĩ Ukraine đầu hàng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trốn chạy khỏi Ukraine… là các nội dung mà truyền thông Trung Quốc đăng tải trong những ngày qua về giao tranh đang diễn ra tại Ukraine.

Theo tờ The New York Times, vài giờ sau khi Nga tiến quân sang Ukraine vào ngày 24.2, tờ Hoàn Cầu thời báo, thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng một đoạn video có nội dung một số lượng lớn binh sĩ Ukraine đã hạ vũ khí đầu hàng. Đoạn video được dẫn nguồn từ hãng thông tấn Nga RT.

Sau đó 2 ngày, Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) của Trung Quốc dẫn thông tin từ Nga cho rằng ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, đã bỏ trốn khỏi Kyiv. Sau đó, thông qua mạng xã hội Weibo, CCTV còn tạo hẳn một hashtag liên quan thông tin trên, và hashtag đạt lượng view hơn 510 triệu, đồng thời thông tin cũng được 163 cơ quan báo đài trong nước Trung Quốc dẫn lại.

Một ngôi nhà bị phá hủy do giao tranh ở Kharkiv

reuters

Đến ngày 28.2, hãng thông tấn Nga Sputnik, thông qua tài khoản trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) với hơn 11 triệu người theo dõi, đã dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Moscow vẫn có những người bạn trên thế giới, đặc biệt là “một người khổng lồ thực sự” như Bắc Kinh. Đoạn nội dung đã thu hút sự ủng hộ của nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc. Trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, nhiều người đã sử dụng ngôn ngữ truyền thông Nga khi gọi phe Ukraine là “những kẻ cực đoan”, “theo chủ nghĩa phát xít mới”.

Làn sóng thông tin này ở Trung Quốc tập trung vào tiểu đoàn Azov là đơn vị quân sự tình nguyện theo định hướng cực hữu, trực thuộc Vệ binh Quốc gia Ukraine. Qua đó, tiểu đoàn Azov được mô tả như có cảm tình với chủ nghĩa phát xít.

Tổng thống Zelensky là người gốc Do Thái

reuters

Vừa qua, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo Moscow sắp tổ chức một hội nghị chống chủ nghĩa phát xít đầu tiên, CCTV đã đăng thông tin này và tạo một hashtag liên qua trên Weibo. Trong vòng 24 giờ, nó đã có 650 triệu lượt xem và được 90 đơn vị truyền thông Trung Quốc sử dụng.

Với sự phủ sóng dày đặt, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ Nga, như nich @qingdaoxiaowangzi trên Weibo đã nhận xét về một trong những bài đăng của Sputnik rằng: “Chúng ta phải sát cánh cùng Nga!”, “Nếu Nga sụp đổ, NATO và Mỹ thời tân phát xít sẽ bắt nạt Trung Quốc!”.

Đồng thời, Weibo và các nền tảng khác đang kiểm duyệt nội dung ủng hộ Ukraine. Tài khoản Weibo của nam diễn viên Ke Lan, có 2,9 triệu người theo dõi, đã bị tạm ngừng sau khi cô đăng lại một video và một bức ảnh về một cuộc biểu tình phản chiến ở Nga với biểu tượng cảm xúc hoa hồng.

Tài khoản của một người nổi tiếng chuyển giới, Jin Xing, với 13,6 triệu người theo dõi cũng vậy. “Hãy tôn trọng tất cả sinh mạng và kiên quyết phản đối chiến tranh !!!”, đó là nội dung cuối cùng cô này đăng trên Weibo trước khi bị chặn.

Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, một số cư dân mạng Trung Quốc đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng các thông tin được đăng tải bởi truyền thông Nga và truyền thông Trung Quốc trích dẫn.

Một nhà văn theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng ở Trung Quốc mới đây đã viết trên mạng xã hội rằng: “Người dân Trung Quốc nên được tiếp cận với thông tin toàn diện và đa dạng”.

Nhiều người Ukraine phải tìm nơi lánh nạn

REUTERS

Ảnh

Năm 2015, ông Tập và ông Putin quyết định hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực truyền thông. Kể từ đó, hai nước đã tổ chức một diễn đàn truyền thông Trung-Nga mỗi năm, nhằm mục đích “xác định lại bản đồ của diễn ngôn quốc tế”. Trong một bài phát biểu năm 2013, ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc kêu gọi các bộ máy tuyên truyền của nước này nâng cao “sức mạnh diễn ngôn quốc tế” của đất nước, nhấn mạnh việc cần khắc họa tốt về hình của Trung Quốc. Trong chuyến thăm đến trụ sở của RT cùng năm, ông Putin cho biết mạng lưới này được tạo ra để “phá vỡ thế độc quyền của Anh-Mỹ đối với luồng thông tin toàn cầu”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.