TNO

Bánh căn xíu mại ngon khó bỏ qua ở Đà Lạt

14/05/2016 08:00 GMT+7

(iHay) Một trong những cái thú vị khi ở Đà Lạt có lẽ là được nhấm nháp món gì đó nóng ấm vào buổi sáng sớm

(iHay) Một trong những cái thú vị khi đi chơi ở Đà Lạt, có lẽ là được nhấm nháp món gì đó nóng ấm vào buổi sáng sớm, khi trời còn lạnh se se các đầu ngón tay, hơi thở còn phà rõ trước mặt.

>> Đà Lạt sướng và khổ

Bánh căn gốc bơ nổi tiếng trên đường Tăng Bạt Hổ và nhận được nhiều lời khen ngợi của du khách Bánh căn gốc bơ nổi tiếng trên đường Tăng Bạt Hổ nhận được nhiều lời khen ngợi của du khách
Tuy không hề có chủ ý nhưng chẳng hiểu sao ngay lần đầu tiên lên Đà Lạt tôi đã “va” ngay vào quán bánh căn được đồn đại là ngon nhất phố. Đó là quán bánh căn cây bơ đoạn cuối con dốc Tăng Bạt Hổ. Quán nhỏ, tổng cộng chắc được ba dãy bàn thấp cùng hơn chục cái ghế nhựa, thế nhưng khách thì luôn đông và có nhiều người sẵn sàng chờ để tới lượt mình được thưởng thức.
	Khách ăn ngồi ngay bên cạnh bếp của cô chủ, vừa sưởi ấm vừa xem qui trình làm bánhBạn có thể ngồi ngay bên cạnh bếp của cô chủ, vừa sưởi ấm vừa xem qui trình làm bánh
Cảnh thường thấy nhất ở quán là khách vừa ăn vừa phải đợi gọi thêm vì cô chủ làm luôn tay mà vẫn không kịp. Hai khuôn bánh căn có tổng cộng chừng 32 chén nho nhỏ của cô chủ quán không lúc nào "ngơi nghỉ". Phụ quán chính là chồng cô cũng luôn tay luôn miệng phục vụ khách hàng.
Đổ thêm nhân trứng vào bánh theo phong cách Đà LạtĐổ thêm nhân trứng vào bánh theo phong cách Đà Lạt
Bánh căn tuy là món “ruột” ở Ninh Thuận, nhưng khi du nhập lên Đà Lạt cách đó chừng 100km, đã mang một đặc trưng khiến nhiều du khách thích mê. Cái thú khi ăn bánh căn ở đây là được ngồi gần bếp để sưởi cho ấm, gọi bánh và ngồi chờ chủ quán đổ bánh tại chỗ, như thể toàn quyền kiểm tra chất lượng đầu cuối của sản phẩm vậy.
Vốn là một loại bánh đơn giản làm từ bột gạo tẻ, bánh căn Tăng Bạt Hổ được cho thêm trứng cút hoặc trứng vịt giúp làm tròn vị, rồi nướng cho cháy sém để dậy mùi thơm. Mùi thơm của bánh chỉ có thể hoàn hảo khi sử dụng khuôn đổ bánh làm bằng đất nung.
Bánh được bán theo cặp, trung bình mỗi đĩa khoảng 5 cặp bánh thơm giònBánh được bán theo cặp, trung bình mỗi đĩa khoảng 5 cặp bánh thơm giòn 
Vì bánh nhỏ nên không đếm cái mà chủ quán thường tính bằng cặp, gồm hai cái úp lại với nhau. Người nào ăn khỏe thì chắc phải đến chục cặp mới đủ no. Bánh căn không cần dùng mỡ đổ vào khuôn như bánh khọt của miền Nam nên ăn không có cảm giác ngán. Tuy nhiên, lý do nhiều du khách kháo nhau nhất định phải ghé quán gốc bơ để ăn bánh căn khi đến Đà Lạt, đó là bởi cách làm nước xốt xíu mại ngon “bá cháy” của quán này.
Nước mắm xíu mại ngon tuyệt của quán gốc bơNước xốt xíu mại ngon tuyệt của quán gốc bơ
Bánh thì có một công thức nhưng nước xốt thì muôn hình vạn trạng. Người Ninh Thuận thích pha nước mắm loãng hơn, có vị chua ngọt, hoặc dùng mắm nêm và mắm đậu phộng, hay nước cá kho lạt. Lên đến thành phố sương mù, vào quán gốc bơ, phần nước chấm có thêm thịt xíu mại và hành lá xanh ngợp chén, thêm chút ớt nữa để cay hít hà cho hợp với khí trời Đà Lạt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.