Bản tin Covid-19 ngày 8.4: Cả nước hơn 10,1 triệu ca | Dịch bệnh có còn đáng sợ?

08/04/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 8.4 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 8.4 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Công bố 65.097 ca Covid-19, 60.609 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế ngày 8.4.2022 cho biết tính từ 16h ngày 7.4 đến 16h ngày 8.4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 39.334 ca nhiễm mới, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 25.763 ca. Như vậy, tổng số ca nhiễm được công bố trong ngày là 65.097 ca.

Có tổng cộng 60.609 ca được công bố khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 35 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 42.768 ca.

Ngày 8.4: Công bố 65.097 ca Covid-19, 60.609 ca khỏi | Hà Nội 2.897 ca | TP.HCM 443 ca

Thông tin về 65.097 ca nhiễm vừa được công bố như sau:

  • 1 ca nhập cảnh.
  • 39.333 ca ghi nhận trong nước (giảm 6.551 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 27.889 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (2.897), Yên Bái (2.115), Bắc Giang (2.052), Phú Thọ (1.992), Nghệ An (1.891), Lào Cai (1.687), Bắc Kạn (1.408), Đắk Lắk (1.381), Vĩnh Phúc (1.326), Quảng Ninh (1.187), Quảng Bình (1.045), Thái Bình (993), Hải Dương (958), Thái Nguyên (945), Lạng Sơn (924), Hưng Yên (911), Tuyên Quang (906), Cao Bằng (843), Hà Giang (760), Bắc Ninh (738), Vĩnh Long (660), Sơn La (637), Hòa Bình (565), Bình Định (563), Lai Châu (543), Bến Tre (533), Hà Nam (498), Nam Định (496), Quảng Trị (494), Hà Tĩnh (490), Tây Ninh (482), Ninh Bình (470), Gia Lai (467), Đà Nẵng (453), TP.HCM (443), Quảng Ngãi (436), Cà Mau (432), Điện Biên (427), Bình Phước (392), Bà Rịa - Vũng Tàu (326), Bình Dương (302), Thừa Thiên-Huế (252), Quảng Nam (249), Đắk Nông (243), Phú Yên (227), Thanh Hóa (189), Hải Phòng (177), Khánh Hòa (135), Kiên Giang (128), Trà Vinh (112), Bình Thuận (105), An Giang (100), Long An (97), Bạc Liêu (86), Kon Tum (37), Sóc Trăng (31), Đồng Tháp (29), Cần Thơ (28), Đồng Nai (24), Ninh Thuận (9), Hậu Giang (5), Tiền Giang (2).
  • Ngày 8.4.2022, ở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 25.763 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-445), Bắc Ninh (-440), Hà Nội (-402).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+846), Quảng Ngãi (+499), Bình Dương (+186).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 50.628 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.135.789 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 102.505 ca nhiễm)

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.128.047 ca, trong đó có 8.452.858 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.517.879), TP.HCM (600.480), Nghệ An (411.990), Bình Dương (380.892), Bắc Giang (371.042).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 60.609 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.455.675 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.797 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 1.305 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 225 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 59 ca
  • Thở máy xâm lấn: 206 ca
  • ECMO: 2 ca

Từ 17h30 ngày 7.4 đến 17h30 ngày 8.4 ghi nhận 35 ca tử vong tại: Đắk Lắk (4), Lào Cai (4 ca trong 2 ngày), Hậu Giang (3 ca trong 2 ngày), Thái Nguyên (3 ca trong 2 ngày), Trà Vinh (3), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Nghệ An (1), Phú Thọ (1), Quảng Trị (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 35 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.768 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia, vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.899.919 mẫu tương đương 84.898.827 lượt người.

Trong ngày 7.4 có 865.209 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 208.244.568 liều, trong đó:

  • Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.028.884 liều: Mũi 1 là 71.377.951 liều; Mũi 2 là 68.474.518 liều; Mũi 3 là 1.505.499 liều; Mũi bổ sung là 15.001.180 liều; Mũi nhắc lại là 34.669.736 liều.
  • Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.215.684 liều: Mũi 1 là 8.818.035 liều; Mũi 2 là 8.397.649 liều.

Việt Nam vượt 10 triệu ca Covid-19, dịch bệnh có còn đáng sợ?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, kể từ lúc xuất hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên tại TP.HCM ngày 23.1.2020, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch bùng phát. Tính đến 17 giờ ngày 7.4.2022, hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận tổng số ca mắc trong nước là 10.070.692 ca, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam vượt 10 triệu ca Covid-19, dịch bệnh có còn đáng sợ?

Trong đó, khu vực miền Bắc (gồm 25 địa phương) có tổng số ca mắc là hơn 6,1 triệu ca, chiếm hơn 61% so với cả nước, các tỉnh thành miền Nam (gồm 19 địa phương) phát hiện hơn 2,2 triệu ca, chiếm hơn 22%, khu vực miền Trung và Tây Nguyên (gồm 19 địa phương) phát hiện hơn 1,7 triệu ca, chiếm khoảng 17%. Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho biết cả nước đã ghi nhận hơn 8,2 triệu ca khỏi bệnh và 42.733 ca tử vong.

Ba địa phương có số ca mắc cao nhất lần lượt là Hà Nội (với hơn 1,5 triệu ca), TP.HCM (với hơn 601.000 ca) và Nghệ An (với hơn 410.000 ca).

Địa phương ghi nhận ít trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 cả nước là tỉnh Ninh Thuận với gần 8.500 ca.

Tuy xếp thứ hai về số ca nhiễm và chỉ bằng hơn ⅓ tổng số ca mắc ở Hà Nội, nhưng số ca tử vong ở TP. HCM nhiều hơn gấp 16 lần với gần 20.000 ca, chiếm 47% tổng số ca tử vong của cả nước. Đứng sau đó là tỉnh Bình Dương (với hơn 3.500 ca tử vong), chiếm 8,2%, Đồng Nai (với hơn 1.800 ca) chiếm 4,4%.

Ngoài 3 tỉnh thành đứng đầu về số ca nhiễm gồm Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An, số ca nhiễm ghi nhận từ các tỉnh thành còn lại cụ thể như sau:

Bình Dương (hơn 380.000), Hải Dương (hơn 351.000), Vĩnh Phúc (hơn 351.000), Bắc Giang (hơn 343.000), Bắc Ninh (hơn 332.000), Quảng Ninh (hơn 317.000), Phú Thọ (hơn 295.000), Nam Định (hơn 288.000), Thái Bình (hơn 280.00), Hưng Yên (hơn 231.000), Hòa Bình (hơn 230.000), Thái Nguyên (hơn 173.000), Lào Cai (hơn 165.000), Đắk Lắk (hơn 157.000), Lạng Sơn (gần 150.000), Sơn La (gần 145.000), Cà Mau (hơn 143.000), Tây Ninh (gần 134.000), Bình Định (hơn 133.000), Tuyên Quang (gần 128.000), Yên Bái (hơn 127.000), Hải Phòng (hơn 117.000), Khánh Hòa (hơn 116.000), Hà Giang (hơn 115.000), Quảng Bình (hơn 114.000), Bình Phước (hơn 113.000), Đồng Nai (hơn 106.000), Thanh Hóa (hơn 104.000), Vĩnh Long (hơn 96.000), Ninh Bình (hơn 94.000), Bến Tre (gần 94.000), Đà Nẵng (hơn 93.000), Cao Bằng (hơn 87.000), Lâm Đồng (hơn 85.000), Điện Biên (hơn 84.000), Hà Nam (hơn 79.000), Cần Thơ (hơn 76.000), Quảng Trị (hơn 76.000), Trà Vinh (hơn 74.000), Bà Rịa-Vũng Tàu (hơn 103.000), Lai Châu (hơn 69.000), Bắc Kạn (hơn 60.000), Bình Thuận (hơn 51.000), Đắk Nông (gần 51.000), Đồng Tháp (hơn 50.000), Gia Lai (hơn 60.000), Long An (hơn 48.000), Bạc Liêu (gần 46.000), Quảng Nam (hơn 45.000), Thừa Thiên-Huế (hơn 44.000), Quảng Ngãi (hơn 44.000), Hà Tĩnh (hơn 44.000), An Giang (hơn 40.000), Phú Yên (hơn 40.000), Kiên Giang (hơn 39.000), Tiền Giang (hơn 36.000), Sóc Trăng (hơn 34.000), Kon Tum (gần 26.000), Hậu Giang (gần 17.000), Ninh Thuận (gần 8.500).

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến số ca nhiễm tăng cao và vượt qua mức 10 triệu ca nhưng số ca tử vong lại có xu hướng giảm là nhờ Việt Nam đã thực hiện thần tốc nhiều chiến dịch tiêm vắc xin.

Tính đến ngày 6.4.2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 207 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 190 triệu với: Mũi 1 là hơn 71 triệu; Mũi 2 là hơn 68 triệu; Mũi 3 là hơn 1,5 triệu; Mũi bổ sung là gần 15 triệu; Mũi nhắc lại là hơn 34,3 triệu liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là hơn 17,2 triệu, trong đó: Mũi 1 là hơn 8,8 triệu; Mũi 2 là hơn 8,3 triệu liều.

Từ đầu tháng 4, ngay sau khi vắc xin phòng Covid-19 được cung ứng, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố cả nước sẽ triển khai tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Với 207 triệu liều vắc xin đã được tiêm, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tiêm nhiều vắc xin Covid-19 nhất thế giới; cũng nằm trong top 10 quốc gia có tỉ lệ dân số đã tiêm đủ liều cao nhất thế giới.

Hơn 2 năm kể từ khi phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên đến ca nhiễm thứ 10 triệu, Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều thử thách vì dịch bệnh; trong đó đáng kể nhất là tổn thất nhân mạng, khó khăn về kinh tế cùng với những áp lực đè nặng lên ngành y tế. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, dù số ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày đang rất cao, tuy nhiên, dịch bệnh đã không còn nguy hiểm như thời điểm Việt Nam chưa được phủ vắc xin Covid-19.

Nhịp sống kinh tế - văn hóa - xã hội đã trở lại gần như giai đoạn trước đại dịch. Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội trong quý 1.2022 khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Thu ngân sách nhà nước trên 460.000 tỉ đồng, đạt 32,6% dự toán, tăng 7,7% so cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt kết quả tích cực với hơn 562.000 tỉ đồng, tăng 8,9%.

Vốn FDI thực hiện đạt 4,42 tỉ USD, tăng 7,8%, đạt mức cao nhất so với quý 1 các năm từ 2018 đến nay.

Doanh nghiệp thành lập mới, tái gia nhập thị trường đạt kỷ lục với 60.000 doanh nghiệp, gấp 3 lần cùng kỳ.

Hoạt động du lịch trên cả nước có dấu hiệu “ấm” trở lại, khách quốc tế đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ.

Hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ khi kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa tháng 3 đạt 66,73 tỉ USD, tăng 36,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 176,35 tỉ USD (tăng 14,4%).

Dù còn không ít khó khăn, nhưng có thể nói rằng giai đoạn khó khăn nhất vì dịch bệnh Covid-19 đã qua. Dù vẫn phải cảnh giác với dịch bệnh, thế nhưng, con số 10 triệu ca nhiễm đã không còn quá đáng sợ.

Những thông tin cần biết về “Hộ chiếu vắc xin”

Việc cấp "Hộ chiếu vắc xin" được người dân quan tâm để phục vụ các nhu cầu đi lại, đặc biệt là ra nước ngoài, GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết ngày 20.12.2021 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5772 về biểu mẫu và quy trình cấp "Hộ chiếu vắc xin".

Những thông tin cần biết về “Hộ chiếu vắc xin” của Bộ Y tế

Ngay sau đó, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các đơn vị liên quan xây dựng chức năng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 và các hệ thống liên quan phục vụ cho việc ký số và cấp "Hộ chiếu vắc xin".

Đến nay cơ bản các hệ thống đã hoàn thành, sẵn sàng cho việc cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân trên cả nước. Sau đây là những thông tin về hộ chiếu vắc xin mà người dân nhất định phải biết.

"Hộ chiếu vắc xin" điện tử là chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân các nước, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức y tế thế giới và Liên minh Châu Âu ban hành, hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.

Tính đến ngày 17.3.2022, Việt Nam đã đạt được thoả thuận về công nhận hộ chiếu vắc xin lẫn nhau với 17 quốc gia bao gồm: Mỹ, Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Úc, Belarus, Ấn Độ, Campuchia, Philippines, Maldives, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Cộng hoà Saint Lucia và Hàn Quốc.

Thời hạn của "Hộ chiếu vắc xin" điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp, đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.

Số lượng mũi tiêm, liều tiêm, loại vắc xin được tiêm sẽ được thông tin chi tiết trong hộ chiếu. Do đó, người dân tiêm bao nhiêu mũi thì vẫn được cấp "Hộ chiếu vắc xin". Tuy nhiên, cần tìm hiểu thông tin từ Bộ Ngoại giao về việc sử dụng "Hộ chiếu vắc xin" trước khi xuất cảnh. Trường hợp người dân tiêm chủng các mũi tiêm tại các cơ sở tiêm chủng khác nhau thì các cơ sở có trách nhiệm ký số chứng nhận, Bộ Y tế sẽ cấp "Hộ chiếu vắc xin" bao gồm thông tin các mũi tiêm.

Để được cấp hộ chiếu này, người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì sẽ được cấp "Hộ chiếu vắc xin" mà không phải làm thủ tục gì thêm.

Theo quyết định số 5772 ngày 20.12.2021 của Bộ Y tế, quy trình cấp Hộ chiếu vắc xin bao gồm 3 bước:

Bước 1: các cơ sở tiêm chủng thực hiện rà soát, bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Dữ liệu sẽ được đẩy về Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Bước 3: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thực hiện ký số tập trung chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Người dân kiểm tra và sử dụng "Hộ chiếu vắc xin" điện tử trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-COVID hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới. Nếu có sai sót hoặc thiếu thông tin trong hộ chiếu, cần liên hệ (trực tiếp hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19) để được bổ sung, cập nhật.

Nghiên cứu mới: Triệu chứng Omicron nhanh hết hơn Delta 3 ngày

Theo thông tin vừa được đăng trên chuyên san y khoa The Lancet, người đã tiêm vắc xin Covid-19 và đã tiêm nhắc nếu bị nhiễm biến thể Omicron thường hồi phục sớm hơn 3 ngày so với người bị nhiễm biến thể Delta. Phát hiện này đã được các nhà nghiên cứu tại Anh rút ra trong nghiên cứu quy mô lớn thực hiện trên ứng dụng theo dõi Covid-19 ZOE.

Nghiên cứu mới: Triệu chứng Omicron nhanh hết hơn Delta 3 ngày

Theo hãng tin AFP, hơn 63.000 người tham gia nghiên cứu từ 16 - 99 tuổi đã báo cáo triệu chứng Covid-19 của họ lên ứng dụng từ tháng 6.2021 đến tháng 1.2022.

Đối với những người đã tiêm hai liều vắc xin cộng với một liều tiêm nhắc, triệu chứng khi nhiễm Omicron kéo dài 4,4 ngày, trong khi triệu chứng khi nhiễm Delta kéo dài 7,7 ngày.

Những người chưa tiêm nhắc có triệu chứng khi nhiễm Omicron kéo dài trong 8,3 ngày, trong khi Delta là 9,6 ngày. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng đế London (Anh) nói rằng việc hồi phục nhanh hơn cho thấy giai đoạn nhiễm bệnh của bệnh nhân Omicron có thể ngắn hơn, qua đó tác động đến chính sách sức khỏe công sở và hướng dẫn y tế công cộng.

Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ 17% người nhiễm Omicron mất mùi vị, so với 53% của người nhiễm Delta. Tuy nhiên, người nhiễm Omicron có nhiều hơn 55% nguy cơ bị đau họng và 24% dễ bị khàn giọng hơn so với Delta. Đồng thời nguy cơ nhập viện của bệnh nhân nhiễm Omicron có triệu chứng thấp hơn 25% so với bệnh nhân nhiễm Delta.

Tác giả chính của nghiên cứu, bà Cristina Menni cho rằng đây là nghiên cứu được bình duyệt đầu tiên có số lượng lớn người tham gia đánh giá các triệu chứng giữa hai biến thể Omicron và Delta. Bà Cristina Menni cho biết thêm dù được thực hiện vào giai đoạn trước khi phiên bản tàng hình BA.2 của Omicron trở nên thịnh hành, dữ liệu gần đây từ ứng dụng ZOE cho thấy không có sự thay đổi về triệu chứng giữa BA.2 và BA.1.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 8.4 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.