Bản tin Covid-19 ngày 17.1: Toàn bộ học sinh ở TP.HCM sắp được trở lại trường

17/01/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 17.1 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới.

Bản tin Covid-19 ngày 17.1 của Báo Thanh Niên có những tin tức đáng chú ý sau:

Công bố 21.744 ca Covid-19, 20.172 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế tối 17.1.2022 cho biết tính từ 16h ngày 16.1 đến 16h ngày 17.1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.378 ca nhiễm mới. Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung thêm 5.366 ca. Như vậy, tổng số ca nhiễm được công bố trong ngày là 21.744 ca. Trong ngày cũng có 20.172 ca Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron.

Bản tin cũng thông báo về 179 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 35.788 ca.

Ngày 17.1: Cả nước 21.744 ca Covid-19, 20.172 ca khỏi | Hà Nội 2.955 ca | TP.HCM 204 ca

Thông tin về 21.744 ca nhiễm vừa được công bố gồm có:

  • 53 ca nhập cảnh.
  • 16.325 ca ghi nhận trong nước (tăng 682 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.178 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (2.955), Đà Nẵng (924), Hưng Yên (675), Bình Định (640), Hải Phòng (638), Bình Phước (609), Bến Tre (588), Khánh Hòa (556), Bắc Ninh (486), Trà Vinh (472), Đắk Lắk (413), Cà Mau (403), Thanh Hóa (358), Quảng Ninh (346), Vĩnh Long (340), Quảng Ngãi (331), Tây Ninh (316), Hải Dương (262), Thừa Thiên Huế (262), Bắc Giang (259), Vĩnh Phúc (253), Thái Nguyên (239), Lâm Đồng (220), Quảng Nam (220), TP.HCM (204), Nam Định (204), Bà Rịa - Vũng Tàu (188), Hòa Bình (185), Nghệ An (174), Đắk Nông (158), Phú Thọ (145), Tuyên Quang (144), Thái Bình (133), Hà Giang (121), Cần Thơ (114), Kiên Giang (113), Bạc Liêu (106), Phú Yên (106), Gia Lai (100), Hà Nam (98), Hậu Giang (95), Lạng Sơn (92), Bình Thuận (82), Sóc Trăng (82), Quảng Bình (80), Ninh Bình (77), Lào Cai (66), Yên Bái (65), Sơn La (63), Kon Tum (61), Đồng Tháp (61), Bình Dương (59), An Giang (59), Điện Biên (55), Đồng Nai (55), Tiền Giang (42), Quảng Trị (40), Long An (39), Ninh Thuận (35), Lai Châu (26), Cao Bằng (19), Bắc Kạn (14).

Ngày 17.1.2022, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 5.366 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Cà Mau.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-130), Lạng Sơn (-129), Khánh Hòa (-124).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+270), Trà Vinh (+177), Thái Nguyên (+127).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.155 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.045.290 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.725 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.038.959 ca, trong đó có 1.744.645 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (511.461), Bình Dương (292.143), Đồng Nai (99.339), Hà Nội (91.182), Tây Ninh (85.732).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 20.172 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.747.462 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.218 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 3.938 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 855 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 136 ca
  • Thở máy xâm lấn: 702 ca
  • ECMO: 19 ca

- Từ 17h30 ngày 16.1 đến 17h30 ngày 17.1 ghi nhận 179 ca tử vong:

  • Tại TP.HCM (12) trong đó có 1 ca từ Tiền Giang chuyển đến.
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (23 ca trong 2 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (15 ca trong 2 ngày), Hà Nội (14), Tiền Giang (11), Vĩnh Long (11), Kiên Giang (11), Tây Ninh (10), Cần Thơ (10), Khánh Hòa (7), Bến Tre (5), Bạc Liêu (5), Bình Phước (4), Cà Mau (4), Trà Vinh (4), Hà Giang (3), Bình Định (3), Sóc Trăng (3), Thừa Thiên-Huế (3), Bình Dương (3), Đắk Lắk (2), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Phú Yên (2), Đắk Nông (2), Long An (2), Bắc Kạn (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ninh (1), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Lâm Đồng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 180 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.788 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.519.938 mẫu tương đương 76.308.450 lượt người.

Trong ngày 16.1 có 897.167 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 168.960.116 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.618.347 liều, tiêm mũi 2 là 72.437.514 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.904.255 liều.

Có 33 tỉnh thành đang là ‘vùng xanh’ Covid-19

Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 16.1.2022, đánh giá cấp độ dịch Covid-19, cả nước có 33 tỉnh, thành đang vùng xanh (cấp độ 1 – nguy cơ thấp); 23 tỉnh vùng vàng (cấp độ 2 – nguy cơ trung bình); 7 tỉnh vùng cam (cấp độ 3 – nguy cơ cao), không có tỉnh vùng đỏ (cấp độ 4 – nguy cơ rất cao). Trong đó, vùng xanh là vùng có mức độ bình thường mới trong phòng chống dịch Covid-19.

Có 33 tỉnh thành đang là ‘vùng xanh’ Covid-19

Cụ thể 33 tỉnh, thành phố vùng xanh gồm:

  • Miền Bắc gồm 18 địa phương là: Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình.
  • Miền Trung và Tây Nguyên gồm có 7 địa phương: Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kon Tum.
  • Miền Nam và Tây Nguyên gồm có 8 địa phương: TP.HCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp và Tiền Giang.

23 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Gia Lai, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai.

7 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Tại TP.HCM, trong hai tuần liên tiếp thành phố duy trì 'vùng xanh' (cấp độ 1). Đây được đánh giá là tín hiệu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh số ca mắc mới, chuyển nặng và tử vong mỗi ngày tại thành phố có chiều hướng giảm sâu (hiện số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến thành phố chiếm 10 - 30% công suất giường bệnh).

Để đạt được cấp độ này, TP.HCM đã đạt được 3 tiêu chí (tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng, độ phủ vắc xin và khả năng, thu dung điều trị) theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế chấn chỉnh việc phòng chống dịch không phù hợp

Ngày 17.1.2022, Bộ Y tế đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 không phù hợp.

Bộ Y tế chấn chỉnh việc phòng, chống dịch Covid-19 không phù hợp

Tại công văn này, Bộ Y tế cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 242 ngày 11.1.2022 của Văn phòng Chính phủ về một số sự việc theo báo chí phản ánh như: "Mệt mỏi vì quy định bán tại chỗ mua hàng về thay đổi liên tục", "Trạm y tế ở Bình Dương tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vắc xin", người dân phản ánh một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp.

Nhằm thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 128 ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống dịch, việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc tỉnh, thành phố như sau:

Các địa phương tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc điều tra để làm rõ nội dung thông tin báo vừa nêu. Nếu có vi phạm yêu cầu xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật hoặc chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan công an để xem xét, xử lý.

Các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 tại TP.HCM sẽ đến trường học trực tiếp từ 14.2

Ngày 14.1.2022, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có tờ trình đề xuất lộ trình tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục ở thành phố từ 7.2.

Trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 tại TP.HCM sẽ đến trường học trực tiếp từ 14.2

Theo lộ trình, từ 7.2, các cơ sở giáo dục sẵn sàng công tác chuẩn bị đón trẻ, học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Từ 10 - 13.2, cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh để triển khai các vấn đề cần lưu ý về việc phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, tổ chức dạy học trực tiếp. Bên cạnh đó, nhà trường tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch trong trường học.

Từ 14.2, trẻ mầm non, học sinh từ lớp 1 - 6 sẽ được đến trường học trực tiếp.

Theo Sở GD-ĐT, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện sẽ kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch Covid-19 của các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức học tập trực tiếp trở lại.

Cũng trong tờ trình, Sở GD-ĐT lưu ý tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt. Gần như toàn bộ người dân tại TP.HCM từ 12 tuổi trở lên tiêm vắc xin mũi thứ 2 và thành phố đang triển khai tiêm chủng vắc xin mũi thứ 3.

Tại TP.HCM, trẻ em và học sinh trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non, tiểu học và lớp 6 chưa được đến trường học trực tiếp từ đầu tháng 5.2021 cho đến nay. Theo Sở GD-ĐT, các em ở nhà thời gian dài sẽ phát sinh vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, như thừa cân, béo phì do hạn chế vận động, tật khúc xạ do thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử để học.

Năm học 2021 - 2022 là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 1, 2, 6. Tuy nhiên đến nay, các em vẫn đang học trực tuyến tại nhà, gây khó khăn nhất định đến việc đảm bảo chất lượng nội dung chương trình giáo dục mới.

Ngoài ra, tỉ lệ học sinh từ lớp 7 - 12 đi học trực tiếp trở lại ở TP.HCM hiện đạt trên 90% và số ca F0 xuất hiện trong trường học đều được xử lý theo quy định.

Bà ngoại phụ hồ kiếm tiền cho cháu mổ tim rưng rưng nhận quà tết trong bệnh viện

Suốt 2 năm qua, bà Phạm Thị Oanh (61 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) vẫn âm thầm đi tìm lại cuộc sống bình thường cho đứa cháu vừa sinh ra đã không may mắc bệnh tim. Bà đã đồng hành với cháu từ Bệnh viện Nhi đồng 2 đến Viện Tim TP.HCM. Có những ngày thiếu tiền, bà Oanh nhịn ăn để cháu được no bụng.

Bà ngoại phụ hồ kiếm tiền cho cháu mổ tim rưng rưng nhận quà Tết trong bệnh viện

Nhìn cháu ngoại Nguyễn Trần Chí Tiến (3 tuổi) chạy nhảy, quấn quýt bên mình sau cuộc phẫu thuật tim hôm 30.12.2021, bà mừng vì cháu đang dần lấy lại được sức khỏe.

Cùng chung hoàn cảnh có con cháu phẫu thuật tim, trong khi nhiều phụ huynh háo hức ẵm theo con nhỏ đến hội trường của Viện Tim TP.HCM để nhận quà tết thì chị Lê Thị Trinh (34 tuổi, ngụ Bình Dương) lại lủi thủi đi một mình.

Chị tâm sự, con gái Nguyễn Thị Thùy Linh (3 tháng tuổi) vừa trải qua ca phẫu thuật tim hơn 1 tháng trước, hiện đang trong phòng hồi sức. Đến giờ điều chị mong mỏi nhất là được gặp lại con mình.

Chồng chị Trinh làm phụ hồ với thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng, chị làm công nhân cũng gần 5 triệu đồng. Sinh được con gái thứ 2, vợ chồng chị chưa kịp hạnh phúc thì phát hiện con bị tim bẩm sinh.

Dịch Covid-19 ập tới, hai vợ chồng không làm gì ra tiền, thêm việc phải điều trị bệnh cho con nên kinh tế càng kiệt quệ. Để cứu con vợ chồng đi xin đủ đường cũng như nhờ bệnh viện hỗ trợ.

Lắng nghe câu chuyện của các gia đình bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại đây, sáng 14.1.2022, chương trình “Xuân ấm áp – Tết bình an” do Báo Thanh Niên tổ chức với sự đồng hành của FPT Shop đã đến với Viện Tim TP.HCM để trao nhiều phần quà, bao lì xì cho các em nhỏ và các gia đình khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề.

Cầm trên tay lỉnh kỉnh những phần quà, bao lì xì tết; chị Trinh, bà Oanh và nhiều phụ huynh khác rưng rưng xúc động.

Tại buổi lễ, BS.CKII Nguyễn Trung Quốc - Phó bí thư chi bộ Viện Tim TP.HCM, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Báo Thanh Niên và FPT Shop đã mang chương trình “Xuân ấm áp - Tết bình an” đến với các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện.

Chương trình “Xuân ấm áp - Tết bình an” bắt đầu hành trình từ ngày 13.1.2022 dự kiến lần lượt trao tổng cộng hơn 350 phần quà đến các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại một số bệnh viện và trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 17.1 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.