Bạn có thể tránh được 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách này

Thiên Lan
Thiên Lan
07/10/2022 00:08 GMT+7

Tránh ăn đêm, bạn có thể giảm được 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường . Nghiên cứu cho thấy thói quen ăn đêm làm tăng mức đường huyết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, ăn đêm có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học, từ đó có thể khiến cơ thể xử lý đường kém.

Trước khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường trải qua tình trạng không dung nạp đường - gọi là tiền tiểu đường. Đây là thời điểm lượng đường trong máu tăng cao, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Những người ngủ vào ban ngày và ăn vào buổi tối có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 60%

Shutterstock

Nếu không được điều trị, tiền tiểu đường có thể nhanh chóng chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2.

Nhưng nguyên nhân nào gây ra tình trạng không dung nạp đường? Nghiên cứu cho thấy ăn vào ban đêm có thể là một nguyên nhân chính, theo Express.

Không dung nạp đường là dấu hiệu sớm cảnh báo cơ thể không còn khả năng hấp thụ đường từ máu vào tế bào.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, cho thấy những người làm ăn đêm bị chứng không dung nạp đường, trong khi những người chỉ ăn vào ban ngày thì không, theo Express.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người an đêm phải chịu tác hại của "sự gián đoạn" đáng kể đối với đồng hồ sinh học của cơ thể.

Đồng hồ sinh học trung tâm được kiểm soát trong não và chuyển các thông điệp đến cơ thể để điều chỉnh hoạt động gồm cả tiêu hóa đường - trong hơn 24 giờ. Nó thực hiện điều này bằng cách thiết lập thời gian cho đồng hồ sinh học ngoại vi cho từng bộ phận.

Tuy nhiên, những đồng hồ sinh học ngoại vi này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Ví dụ, thức ăn ăn vào có thể làm xáo trộn nhịp sinh học trong hệ tiêu hóa.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chia 19 người làm ca đêm khỏe mạnh thành 2 nhóm. Một nhóm ăn vào ca đêm của họ trong khi nhóm còn lại ăn vào ban ngày.

Ăn đêm có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học, từ đó có thể khiến cơ thể xử lý đường kém

Shutterstock

Lịch trình của nhóm thứ 2 gần đúng với lịch trình của đồng hồ sinh học trung tâm.

Kết quả cho thấy, những người ăn vào ban đêm có lượng đường trong máu tăng cao, trong khi những người chỉ ăn vào ban ngày không bị. Điều này cho thấy thời điểm ăn muộn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không dung nạp đường, theo Express.

Một trong những tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Frank A.J.L. Scheer, Giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard, cho biết: Những người bị rối loạn lớn nhất trong đồng hồ sinh học, đã có sự suy giảm khả năng dung nạp đường lớn nhất, theo Express.

Ăn đêm cũng làm giảm chức năng của tế bào β tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình xử lý đường của cơ thể.

Tế bào β tạo ra insulin, là hoóc môn chính xử lý đường.

Giáo sư Scheer nói thêm: Những kết quả này cho thấy thời gian bữa ăn chịu trách nhiệm chính ảnh hưởng đến sự dung nạp đường.

Các nghiên cứu trước đó cũng đã chứng minh ảnh hưởng của việc ăn uống vào ban đêm đối với các vấn đề về lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu cũng đã cho thấy những người ngủ vào ban ngày và ăn vào buổi tối có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 60%, theo Express.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.